Để thực hiện chủ trương của UBND huyện Nam Trà My về việc triển khai người dân thực hiện chuyển đổi thay thế cho một số loại cây trồng hiệu quả giá trị kinh tế thấp, bằng trồng các loại cây dược liệu có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu … tại huyện nam Trà My. Mà năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Từ đó giúp cho huyện Nam Trà My phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020. Thực hiện Thông báo kết luận số 124/TB-UBND ngày 30/12/2016 của UBND huyện Nam Trà My tại Hội nghị trực báo giữa UBND huyện và các đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Phòng GD&ĐT huyện thành lập nhóm biên soạn tài liệu hướng dẫn cho học sinh từ cấp học Mầm non - Mẫu giáo, Tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn huyện biết về cây dược liệu. Từ đó trồng sử dụng làm dược liệu chữa bệnh và trồng để sản xuất hàng hóa phát triển kinh tế. Tài liệu này biên soạn lưu hành nội bộ, đưa vào sử dụng các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết học địa phương hoặc tích hợp vào các tiết học khác để giới thiệu cho học sinh từ cấp học Mầm non-Mẫu giáo, Tiểu học, THCS và THPT biết một số loại cây thuốc nam chủ yếu trên điạ bàn huyện: Sâm Ngọc Linh ( Sâm Việt Nam), Giảo cổ lam, Sâm nam, Đương quy, Sa nhân tím, Đinh lăng…Tài liệu được viết dưới dạng kiến thức giáo khoa, cung cấp kiến thức, giới thiệu, mô tả cho học sinh biết để trồng và sử dụng.
Mọi người có thể vào xem và góp ý bổ sung. Góp ý Tại đây
Thư viện - Tài liệu dạy dược liệu cấp MG, TH, THCS và THPT
Lời nói đầu
Để thực hiện chủ trương của UBND huyện Nam Trà My về việc triển khai người dân thực hiện chuyển đổi thay thế cho một số loại cây trồng hiệu quả giá trị kinh tế thấp, bằng trồng các loại cây dược liệu có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu … tại huyện nam Trà My. Mà năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Từ đó giúp cho huyện Nam Trà My phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020.
Thực hiện Thông báo kết luận số 124/TB-UBND ngày 30/12/2016 của UBND huyện Nam Trà My tại Hội nghị trực báo giữa UBND huyện và các đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Phòng GD&ĐT huyện thành lập nhóm biên soạn tài liệu hướng dẫn cho học sinh từ cấp học Mầm non - Mẫu giáo, Tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn huyện biết về cây dược liệu. Từ đó trồng sử dụng làm dược liệu chữa bệnh và trồng để sản xuất hàng hóa phát triển kinh tế. Tài liệu này biên soạn lưu hành nội bộ, đưa vào sử dụng các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết học địa phương hoặc tích hợp vào các tiết học khác để giới thiệu cho học sinh từ cấp học Mầm non-Mẫu giáo, Tiểu học, THCS và THPT biết một số loại cây thuốc nam chủ yếu trên điạ bàn huyện: Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), Giảo cổ lam, Sâm nam, Đương quy, Sa nhân tím, Đinh lăng…Tài liệu được viết dưới dạng kiến thức giáo khoa, cung cấp kiến thức, giới thiệu, mô tả cho học sinh biết để trồng và sử dụng.
Bằng những phương pháp truyền đạt khác nhau ở từng lứa tuổi, từ thấp đến cao qua từng cấp học và điều kiện thực tế tại từng nơi, giáo viên hướng dẫn giúp cho học sinh biết nhận dạng từng loại cây dược liệu, biết điều kiện thích nghi, sinh trưởng. Từ đó giúp các em biết cách trồng chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, sử dụng làm dược liệu. Đặc biệt hơn là trồng để sản xuất hàng hóa bán thu nhập, phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình. Từ đó định hướng nghề nghiệp trồng trọt cây dược liệu, giải quyết việc làm cho các em sau khi học xong cấp phổ thông, mà không tiếp tục đi học tại các trường chuyên nghiệp khác.
Với mục đích như vậy rất mong các đồng chí Cán bộ quản lý triển khai chỉ đạo các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy, thực hiện biên soạn giáo án, tích hợp vào các bài giảng, hoặc tổ chức các hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền đến phụ huynh, giúp các em học sinh lĩnh hội được kiến thức bổ ích này. Coi đây là trách nhiệm, nhiệm vụ mà mỗi người làm công tác Giáo dục - Đào tạo tại huyện Nam Trà My phải đảm nhận
Đây là lần đầu tiên nhóm biên soạn đã sưu tầm, tìm hiểu tài liệu từ những nhà nghiên cứu khoa học, từ các thư viện, mạng internet, tạp chí và thực tiễn tại địa phương… để biên soạn. Nên không tránh khỏi thiếu sót, mong có sự đóng góp chia sẻ của quý thầy giáo, cô giáo và các đồng chí cán bộ quản lý, trong quá trình truyền đạt và trải nghiệm thực tế đến với học sinh, để chúng tôi hoàn thiện hơn tài liệu này cho các năm học tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn.
BAN BIÊN TẬP
HĐHCCĐ : KPKH
Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ CÂY SÂM NGỌC LINH?
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 25- 30 phút
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm bên ngoài của cây sâm Ngọc Linh (thân, lá, cành, màu sắc, mùi,…)
- Trẻ biết lợi ích của cây Sâm Ngọc Linh
2. Kỹ năng:
- Rèn ngôn ngữ nói mạch lạc, khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục:
- Biết cách chăm sóc bảo vệ cây Sâm Ngọc Linh.
II. Chuẩn bị.
- Đối với cô: + Tranh, ảnh cây Sâm Ngọc Linh
- Đối với trẻ: + Trò chơi
+ Bài hát.
III. Cách tiến hành.
* Hoạt động 1: Hát “ …..”
* Hoạt động 2: Trò chuyện cùng trẻ
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cây Sâm Ngọc Linh
- Cô giới thiệu với các con đây là: Cây Sâm Ngọc Linh hay còn gọi sâm trúc, sâm Việt Nam
- Các con cùng quan sát với cô nào.
- Cả lớp đọc cùng cô nào: Cây Sâm Ngọc Linh.( 2-3 lần)
- Các con cùng quan sát cho kỹ nhé. Cô đố các con cây Sâm Ngọc Linh gồm có mấy bộ phận nào?
- Cô mời một bạn trả lời.
- Cây Sâm Ngọc Linh có 3 bộ phận chính đó là: Thân, củ và lá
- Cô chỉ vào từng bộ phận và cho trẻ đọc: Thân cây Sâm Ngọc Linh, củ Sâm Ngọc Linh, lá cây Sâm Ngọc Linh.
* Lá cây Sâm Ngọc Linh: cho trẻ đồng thanh
- Bây giờ , mình cùng nhìn xem lá cây Sâm Ngọc Linh như thế nào nhé!
- Đây là lá. Lá có màu gì đây các con?( Lá có màu xanh)
- Lá có Hình chóp nhọn
- Các con à. Lá có màu xanh, hình chóp nhọn, một cuống lá cho ra 5 lá nhỏ , hai mặt lá có lông thật đẹp phải không nào.
* Thân cây Sâm Ngọc Linh: cho trẻ đồng thanh
- Các con hãy quan sát xem thân cây Sâm Ngọc Linh như thế nào?
- Thân cây có màu gì các con?( Thân cây có xanh màu lục)
- Thân cây to hay nhỏ?
- Cô mời 1 bạn trả lời.(thân cây nhỏ)
- Thân cây Sâm Ngọc Linh nhỏ, có màu lục hơi tím. Thân cây mọc thẳng đứng đó các con
* Củ Sâm Ngọc Linh: cho trẻ đồng thanh
- Các con hãy nhìn xem: Củ Sâm Ngọc Linh
- Cô gợi ý: Củ có nhiều đốt và ngoằn ngoèo, thân rễ có nhiều chỗ lồi lõm, có mùi thơm nhẹ.
* Ngoài cây Sâm Ngọc Linh có 3 bộ phận chính ra thì cây còn có hoa và có quả nữa đó c/c.
+ Hoa :
Hoa Sâm Ngọc Linh có tán kép gồm nhiều tán nhỏ dài ngắn không đều.
- Hoa có màu gì? (có màu trắng)
+ Quả: Quả có màu xanh, khi chín có màu đỏ .
- Khi thu hoạch thì chúng ta thu hoạch cả củ và thân, lá Sâm Ngọc Linh đấy các con.
* Công dụng của cây Sâm Ngọc Linh:
- Các con à, cây Sâm Ngọc Linh không chỉ đẹp mà còn có nhiều tác dụng đối với con người chúng ta . Đây là cây dược liệu quý được trồng được ở những vùng có khí hậu lạnh như ở xã Trà linh huyện mình đang ở đó các con. Lá và củ sâm đều có vị thuốc quý dùng đề chữa rất nhiều bệnh…………
- Cây Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý và nó có giá trị rất cao vậy muốn trồng cây Sâm Ngọc Linh này thì ta phải làm gì?
- Cho trẻ xem đoạn video về cách trồng cây
- Cô gợi hỏi trẻ ta muốn trồng cây sâm quy lên tốt thì chúng ta phải làm gì? (Chọn đất, làm đất, trồng cây, chăm sóc cây…)
- Cô giáo dục trẻ phải biết trồng, chăm sóc và bảo vệ loài cây dược liệu quý này các con nhé.
* Hoạt động 4:
Trò chơi 1: …………
(chia trẻ 2 đội )
Cô nhận xét, tuyên dương.
Trò chơi 2: ……………….
Nhận xét trò chơi
* Hoạt động 5: Nhắc lại bài học, giáo dục trẻ:
Hôm nay cô cùng các con cùng tìm hiểu về cây gì nào? (Cây Sâm Ngọc Linh)
* GD: Các con à, Sâm Ngọc Linh là loại cây quý đem đến nhiều ích lợi cho con người. ..
* Hoạt động 6: KTHĐ
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Chủ đề: Thế giới thực vật
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Bé khám phá về cây Giảo Cổ Lam
Đối tượng: 5-6 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
I. Mục đích yêu cầu:
1 Kiến thức:
- Trẻ biết tên và đặc điểm của cây Giảo cổ lam.
- Trẻ biết lợi ích của cây đối với đời sống con người.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ và kỹ năng phối hợp.
- Phát triển khả năng nhận biết, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính.
- Tranh ảnh về cây Giảo cổ lam
- Bài hát: “Nhịp điệu rừng xanh”
- Mảnh ghép tranh.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Hát và vận động “nhịp điệu rừng xanh”
Hoạt động 2: Trò chuyện cùng trẻ (Nội dung trò chuyện cần ghi vài dòng)
Hoạt động 3:
« Nhìn xem, nhìn xem .Xem gì xem gì » ! 1,2,3 cùng mở nào !
Cho trẻ xem hình ảnh về cây Giảo cổ lam.
- Các bạn có biết đây là cây gì không ?
Đây là cây Giảo cổ lam hay còn có tên gọi khác là sâm 5 lá, hay ngũ diệp sâm, (Cho trẻ đọc đồng thanh cây Giảo cổ lam )
- Cô cho trẻ quan sát cây Giảo cổ lam
- Thế cô đố các bạn cây Giảo cổ lam có mấy bộ phận ? ( 5 bộ phận)
- Đó là những bộ phận nào ?( 5 bộ phận chính : rễ, thân, lá, hoa, quả)
- Đây là bộ phận gì của cây ? (rễ cây) Cho trẻ đọc đồng thanh
Rễ cây Giảo cổ lam có nhiều rể nhỏ và dính lại với nhau thành chùm, nên gọi là rễ chùm (Cho trẻ đọc đồng thanh)
- Rễ cây bám vào lòng đất để giúp cây đứng vững và hút chất dinh dưỡng để cho cây nhanh lớn đó các con
- Đây là gì của cây? (Thân cây) Cho trẻ đọc đồng thanh
- Thân cây Giảo cổ lam có màu gì ? (màu xanh)
- Thân cây Giảo cổ lam này như thế nào ? ( Trẻ: thân nhỏ và dài)
- Cô: cây Giảo cổ lam thân nhỏ (mảnh) có tua cuốn để leo đó các con.
- Thân cây Giảo cổ lam rất có ích đối với sức khẻo con người: thân cây chế biến thuốc chữa bệnh cho con người chúng ta
- Đây là bộ phận gì? (Lá cây) Cho trẻ đọc đồng thanh
- Lá cây màu gì ? (màu xanh)
- Lá cây nhỏ và trên 1 nhánh cây có nhiều Lá nhỏ nên người ta gọi lá cây Giảo cổ lam là lá kép hình chân vịt đó các con
- Hai bên mép lá có hình răng cưa
- Cô tóm lại đặc điểm của là để trẻ dể nhận biết so với các cây khác: có nhiều lá nhỏ tạo thành trên 1 nhánh, hai bên mép lá có hình răng cưa.
- Lá cây Giảo cổ lam cũng rất có ích đối với sức khẻo con người: lá cây chế biến thuốc chữa bệnh cho con người chúng ta.
- Cô chỉ vào hoa và hỏi đây là gì của cây ?
- À ! đây là hoa. Cho trẻ đọc đồng thanh
- Thế hoa Giảo cổ lam có màu gì đây các con? (màu trắng)
- Các con thấy Cánh hoa như thế nào đây ? (Cánh hoa nhỏ, rời nhau, xòe giống hình gì ? hình ngôi sao)
- Thời gian cây Giảo cổ lam ra hoa là vào tháng 4 tháng 5 hằng năm.
- Khi ra hoa 1 thời gian thì tạo ra gì các con? ( thành quả)
À! Khi hoa sau 1 thời gian thì cho ra quả. (Cô chỉ vào quả) Cho trẻ đọc đồng thanh
- Cô giới thiệu quả khi chưa chín và quả khi chín: Vậy quả chưa chín có màu gì và khi chín quả có màu gì?
- Quả có màu xanh khi chưa chín, Khi chín quả có màu đen.
- Các con thấy quả Giảo cổ lam như thế nào? (có nhiều quả nhỏ, quả có dạng hình tròn)
- Quả Giảo cổ lam có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đen đó các con
- Các bạn ơi! Để cây lớn lên và ra hoa kết quả như thế này thì các bạn phải làm gì? (phải biết chăm sóc và bảo vệ cho cây: tưới nước, không được ngắt lá bẻ cành của cây…)
- Cây lớn lên là nhờ vào bàn tay con người chăm sóc đấy các con
- Các bạn biết không khi mùa xuân đến nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi về nhiệt độ và độ ẩm nên cây Giảo cổ lam phát triển rất tốt cho chúng ta thu hoạch thân và lá để làm thuốc chữa bệnh cho chúng ta.
Cho trẻ xem hình ảnh về quá trình trồng và chăm sóc cây.
- Các bạn có biết cây Giảo cổ lam lớn lên từ đâu không?
- Cô cho trẻ xem clip quá trình phát triển của cây: Từ hạt chúng ta gieo thành cây con à cây phát triển lớn à ra hoa à thành quả à cho ta hạt
- Các bạn biết không! Ngoài cây Giảo cổ lam là cây dược liệu ra thì còn có nhiều cây dược liệu khác nữa như cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Nam, Sâm Quy…. Rất có ích cho sức khẻo con người, các giờ học hôm sau cô sẽ cho các con khám phá các loại cây đó nhé.
Và bây giờ chúng mình cùng thư giản với bài hát “Gieo hạt”
Hoạt động 4: Trò chơi cũng cố kiến thức
* Trò chơi 1: Bé hành động
- 2 đôi chơi: Mỗi đội chơi có 6 trẻ.
- Cách chơi: Mỗi đội có những mảnh ghép về hành động nên và không nên làm đối với cây . Mỗi trẻ sẽ lên lấy 1 mảnh ghép gắn vào ô tương ứng nên hay không nên. Khi gắn xong chạy về đập tay vào bạn kế tiếp rồi chạy về cuối hàng. Bạn tiếp theo thực hiện tương tự . thời gian tính cho 2 đội chơi là bài hát “Lá xanh”. Khi ghép xong đội đó phải nói được đó là bức tranh gì?
- Luật chơi: Kết thúc bài hát đội nào ghép nhanh, ghép đúng và xét được kết quả là đội đó giành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi 2: Ô cửa bí mật
+ 2 đôi chơi: Ngồi thành 2 vòng tròn.
+ Cách chơi: Cô chuẩn bị 1 bức tranh có đánh số lần lược 1,2,3,4 ,5. Mỗi đội cử 1 bạn đội trưởng lên bốc thăm xem đội nào được quyền mở ô số trước. Câu hỏi được đọc lên sau vài giây suy nghĩ nếu đội đó không trả lời được thì sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn, tương tự như thế lần lược mở hết 5 ô. Sau khi mở 5 ô bức tranh hiện ra đội nào trả lời đúng đó là hình ảnh gì thì đội đó giành chiến thắng. (Tranh cây Giảo cổ lam)
- Cho trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 5: Kết thúc.
Chúng mình đã được khám phá về 1 loài cây dược liệu gì nào? (Giảo cổ lam), Cây Giảo cổ lam là loại cây dược liệu đem lại giá trị kinh tế rất cao. Cây Giảo cổ lam có thể chế biến ra nhiều loại thuốc chữa bệnh cho chúng ta. Bây giờ chúng mình cùng ra sân đến thăm vườn cây dược liệu trường mình xem có những loại cây dược liệu nào nữa nhé!
Kết thúc tiết học
Hoạt động: Khám phá khoa học
Chủ đề: Bé với cây dược liệu
Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ CÂY ĐƯƠNG QUY
Lớp: Mẫu giáo Lớn
Ngày thực hiện: ngày tháng năm 2017
I. Mục đích yêu cấu :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi của cây sâm quy, tên thường gọi Đương quy
- Trẻ biết được cây Đương quy là cây dược liệu trồng được ở vùng núi huyện Nam Trà My
- Trẻ nhận biết đặc điểm và nhớ tên gọi các bộ phận của cây
- Trẻ biết được môi trường sống và cách trồng , chăm sóc cây.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỷ năng quan sát, nhận biết đặc điểm cấu tạo của cây Đương quy, biết giá trị lợi ích của cây. Rèn kỹ năng hoạt động nhóm và phối hợp nhóm qua trò chơi
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Tranh ảnh về cây Đương quy có đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa….
- Đồ dùng phục vụ trò chơi.
* Đồ dùng của trẻ :
- Tranh ảnh về cây Đương quy và một số loại cây khác
- Các mảnh ghép rời từ cây Đương quy
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: Cho trẻ hát và vận động “Em yêu cây xanh”
Hoạt động 2: Trò chuyện về nội dung bài hát
Các con vừa hát bài hát nói về gì nào? ở Nhà bố mẹ con có trồng cây xanh không ? Hãy kể các loại cây mà con biết?
Hoạt động 3 : Giới thiệu về cây Đương quy
- Cho trẻ xem hình ảnh cây Đương quy (xem tranh hoặc cây thật)
- Cô gợi hỏi trẻ đó là cây gì?
- Cô giới thiệu cây Đương quy hay còn gọi là cây sâm quy .
- Cho lớp cùng đồng thanh “ cây sâm quy”
- Cây Đương quy có những bộ phận nào? (Rễ, thân, lá, hoa, quả) Trẻ đồng thanh
- Cô chỉ tùng bộ phận của cây và cho trẻ đồng thanh.
* Phần rễ (củ): Đương quy có Hình dạng gì? (hình trụ dài, có nhiều nhánh, phần đầu rễ Phình to và mọc thẳng xuống đất)
- Củ đương quy có màu gì? (Màu nâu nhạt) thời gian nuôi trồng càng lâu thì củ càng to lên)
- Đương quy có mùi thơm đặt biệt, vị ngọt, cay…)
* Phần thân :
- Thân cây sâm quy có những đặc điểm gì? ( thân cây hình trụ, có rãnh dọc màu tím. Cho trẻ đồng thanh
- Thân cây có màu gì? Màu tím
*Phần Lá: cho trẻ đồng thanh “lá cây”
:
- Lá có màu gì? ( màu xanh). Trẻ đồng thanh
- Lá của nó giống hình gì? ( Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần, lá chét phía dưới có cuống, lá chét ở ngọn không cuốn, chóp nhọn, mép khía răng cưa không đều)
- Cuốn lá như thé nào? ( cuốn dài, có bẹ to ôm thân)
* Hoa: (Trẻ đồng thanh)
- Cụm hoa như thế nào? (tán kép gồm nhiều tán nhỏ dài ngắn không đều)
- Hoa có màu gì? ( có màu trắng)
* Quả :
- Quả có đặc điểm gì? (quả bé, dẹt, có rìa màu tím nhạt )
- Khi chín có màu gì ? Màu tím nhạt (Quả thường có vào tháng 7-9)
- Khi thu hoạch thì chúng ta lấy rễ hay lấy hoa? ( lấy rễ, lá )
- Rễ dùng để làm gì? (làm thuốc bắc và đem lại lợi ích kinh tế rất cao..)
- Cây Đương quy sống ở đâu? (sống nơi ẩm ướt )
* Trò chơi thư giản: Gieo hạt
- Cho trẻ xem đoạn video về cách trồng cây
Cô gợi hỏi trẻ ta muốn trồng cây đương quy lên tốt thì chúng ta phải làm gì? (Chọn đất, làm đất, trồng cây, chăm sóc cây…)
- Loài cây đương quy này khi nhân giống thì ta trồng bằng hạt hay bằng nhánh? (bằng hạt)
- Cô giáo dục trẻ phải biết trồng, chăm sóc và bảo vệ loài cây dược liệu quý này các con nhé.
Hoạt động 4 : Trò chơi
Trò chơi 1: “……………………………………………..”
- Cô nhận xét kết quả 2 đội chơi
Trò chơi 2 : “………………………..…………………….”
- Nhận xét 2 đội chơi
Hoạt động 5: Nhắc lại bài học- giáo dục trẻ
- Vừa rồi cô và các con cùng khám phá loại cây gì? (Sâm quy)
- Cây sâm quy hiện nay có giá trị kinh tế rất cao đối với bà con vùng núi Nam Trà My chúng ta vì vậy các con phải biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá này các con nhé.
Hoạt động: Khám phá khoa học
Chủ đề: Bé với cây dược liệu
Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ CÂY SÂM NAM
Lớp: Mẫu giáo Lớn
Ngày thực hiện: ngày tháng năm 2017
I. Mục đích yêu cấu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi của cây sâm nam, tên thường gọi Đảng Sâm
- Trẻ biết được cây Sâm Nam là cây dược liệu trồng được ở vùng núi huyện Nam Trà My
- Trẻ nhận biết đặc điểm và nhớ tên gọi các bộ phận của cây
- Trẻ biết được môi trường sống và cách trồng , chăm sóc cây.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỷ năng quan sát, nhận biết đặc điểm cấu tạo của cây sâm nam, biết giá trị lợi ích của cây, luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cây sâm nam
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Tranh ảnh về cây sâm nam có đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa….
- Đồ dùng phục vụ trò chơi.
* Đồ dùng của trẻ:
- Tranh ảnh về cây sâm nam và một số loại cây khác
- Các mảnh ghép rời từ cây sâm nam
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: cho trẻ hát và vận động “Lý cây xanh”
Hoạt động 2: Trò chuyện về nội dung bài hát
Các con vừa hát bài hát nói về gì? Nhà bố mẹ trồng các loại cây gì ? Hãy kể các loại cây mà con biết?
Hoạt động 3 : Giới thiệu về cây sâm Nam
- Cho trẻ xem hình ảnh cây sâm Nam
- Cô gợi hỏi trẻ đó là cây gì?
- Cô giới thiệu cây sâm Nam hay còn gọi là cây Đảng sâm.
- Cho lớp cùng đồng thanh “cây sâm Nam”
- Cây sâm Nam sống ở đâu? (sống dưới tán rừng điều kiện sống của nó rất thích hợp với khí hậu vùng núi Nam Trà My chúng ta)
- Cây sâm Nam có những bộ phận nào? (Rễ, thân, lá, hoa, quả)
- Cô chỉ tùng bộ phận của cây và cho trẻ đồng thanh.
* Phần rễ (củ): sâm Nam có Hình dạng gì? (hình trụ dài, có nhánh, phần đầu rễ Phình to và mọc thẳng xuống đất)
- Củ sâm có màu gì? (Màu vàng nhạt)
- Củ sâm có thời gian nuôi trồng càng lâu thì củ càng to lên.
* Phần thân: cây sâm nam có những đặc điểm gì? (thân cây sâm nam nhỏ, leo bò nên thân cây mình dây, thân quấn)
- Thân cây có màu gì? Màu xanh
* Phần lá:
- Là sâm có màu gì? (màu xanh hơi pha vàng)
- Lá của nó giống hình gì? (hình trái tim, tròn, đuôi lá nhọn, mặt trên có lông, mặt dưới nhẵn hơi trắng)
* Phần Hoa:
- Hoa có hình gì, có màu gì? (có hình chuông, màu vàng nhạt với 5 cánh hoa cùng các gân màu tía nhạt)
- Sâm Nam thường ra hoa vào thời điểm tháng 7-8
- Quả có hình gì? (hình nang)
- Khi chín có màu gì ? Màu tím (Quả thường có vào tháng 9-10)
- Khi thu hoạch thì chúng ta lấy rễ hay lấy hoa? (lấy rễ)
- Rễ (củ) sâm nam dùng để làm gì? (làm thuốc bắc và đem lại lợi ích kinh tế rất cao..)
* Trò chơi thư giản: Gieo hạt
- Cho trẻ xem đoạn video về cách trồng cây
- Cô gợi hỏi trẻ ta muốn trồng cây sâm nam lên tốt thì chúng ta phải làm gì? (Chọn đất, làm đất, trồng cây, chăm sóc cây…)
- Cô giáo dục trẻ phải biết trồng, chăm sóc và bảo vệ loài cây dược liệu quý này các con nhé.
Hoạt đông 4 : Trò chơi
* Trò chơi 1: “Ghép tranh”
Trước mặt 2 đội có nhiều mảng ghép các loại cây khác nhau, cô yêu cầu 2 đội chơi bật qua vòng tròn lên chọn những mãnh ghép của cây sâm nam thì đội đó sẽ chiến thắng
- Cô nhận xét kết quả 2 đội chơi
* Trò chơi 2: “Nhìn nhanh đoán giỏi”
- Luật chơi: khi cô kích chuột hình ảnh gì xuất hiện trên màn hình thì trẻ chọn lô tô hình đó giơ lên và đồng thanh nhắc lại kết quả
- Đội nào trả lời đúng và nhiều hơn đội đó sẽ thắng cuộc
- Nhận xét 2 đội chơi
Hoạt động 5: Nhắc lại bài học- giáo dục trẻ
- Vừa rồi cô và các con cùng khám phá loại cây gì?
- Cây sâm nam hiện nay có giá trị kinh tế rất cao đối với bà con vùng núi Nam Trà My chúng ta vì vậy các con phải biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá này để góp phần xóa đói giàm ngèo cho bà con ở vùng núi Nam Trà My chúng ta các con nhé.
Hoạt động: Khám phá khoa học
Chủ đề: Bé với cây dược liệu
Đề tài: BÉ TÌM HIỂU CÂY SA NHÂN TÍM
Lớp: Mẫu giáo Lớn
Ngày thực hiện: ngày tháng năm 2017
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
-Trẻ biết tên gọi và các bộ phận của cây, trẻ biết được những đặc điểm đặc trưng của cây sa nhân tím ,
-Trẻ biết được cây sa nhân tím là cây dược liệu trồng được ở vùng núi huyện Nam Trà My.
- Trẻ biết được môi trường sống và cách trồng , chăm sóc cây.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỷ năng quan sát, nhận biết đặc điểm cấu tạo của cây sa nhân tím , biết giá trị lợi ích của cây.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cây sa nhân tím
- Giáo dục trẻ biết ơn, kính trọng các bác nông dân đã trồng cây
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- Tranh ảnh về cây sa nhân tím có đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả….
- Đồ dùng phục vụ trò chơi.
* Đồ dùng của trẻ :
- Tranh ảnh về cây sa nhân tím và một số loại cây khác
- Mô hình về cây sa nhân tím
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: cho trẻ hát và vận động “ ……”
Hoạt động 2: Trò chuyện về nội dung bài hát
Hoạt động 3 : Giới thiệu về cây sa nhân tím
- Cho trẻ xem hình ảnh cây sa nhân tím
- Cô gợi hỏi trẻ đó là cây gì?
- Cô giới thiệu cây sa nhân tím .
- Cho lớp cùng đồng thanh “cây sa nhân tím”
- Cây sa nhân tím sống ở đâu? (sống dưới tán rừng, chịu bóng và là loài cây thân thảo họ gừng)
- Cây sa nhân tím có những bộ phận nào? ( Rễ, thân, lá, hoa, quả)
- Cô chỉ tùng bộ phận của cây và cho trẻ đồng thanh.
* Phần rễ:
- Phần rễ sa nhân tím có Hình dạng gì?(rễ chùm phân bố ở lớp mặt)
* Phần thân:
- Thân cây sa nhân tím có những đặc điểm gì? (thân cây làm bằng lá)
- Thân cây có màu gì? (Màu xanh hơi vàng)
* Lá:
- Lá sa nhân tím có màu gì? ( màu xanh đậm)
- Lá của nó giống hình gì? ( lá dài đầu lá nhọn gióng hình mác, không có cuốn, không có lông,)
* Hoa:
- Hoa có màu gì? ( hoa lưỡng tính, có màu trắng, mép vàng)
* Quả:
- Quả có hình gì? (hình cầu hay hình bầu dục, giống như trái chôm chôm)
- Khi chín có màu gì? (Màu tím mốc)
- Khi thu hoạch thì chúng ta lấy quả hay lấy hoa? (lấy quả)
- Quả sa nhân tím dùng để làm gì? (làm thuốc...)
- Cô gợi hỏi trẻ ta muốn trồng cây sa nhân tím lên tốt thì chúng ta phải làm gì? (Chọn đất, đào hố, trồng cây, chăm sóc cây…)
- Cô giáo dục trẻ phải biết trồng, chăm sóc và bảo vệ loài cây dược liệu quý này các con nhé.
Hoạt đông 4 : Trò chơi
* Trò chơi 1: “ ………”
- Cô nhận xét kết quả 2 đội chơi
* Trò chơi 2 :” ………..”
- Nhận xét 2 đội chơi
Hoạt động 5: Nhắc lại bài học- giáo dục trẻ
Hoạt động: Khám phá khoa học
Chủ đề: Bé với cây dược liệu
Đề tài: CÂY ĐINH LĂNG BÉ THÍCH
Lớp: Mẫu giáo Lớn
Ngày thực hiện: ngày tháng năm 2017
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi của cây Đinh Lăng, hay còn gọi là cây gỏi cá, cây Nam dương lâm
- Trẻ nhận biết đặc điểm và nhớ tên gọi các bộ phận của cây
- Trẻ biết được cây Đinh lăng là cây dược liệu trồng được ở vùng núi huyện Nam Trà My
- Trẻ biết được môi trường sống và cách trồng, chăm sóc cây.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỷ năng quan sát, nhận biết đặc điểm cấu tạo của cây Đinh Lăng, biết giá trị lợi ích của cây.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cây Đinh lăng
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô
- Tranh ảnh về cây Đinh Lăng có đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa….
- Đồ dùng phục vụ trò chơi.
* Đồ dùng của trẻ :
- Tranh ảnh về cây Đinh Lăng và một số loại cây khác
- Các mảnh ghép rời từ cây Đinh Lăng
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: cho trẻ hát và vận động “Hoa lá mùa xuân”
Hoạt động 2: Trò chuyện về nội dung bài hát.
Hoạt động 3 : Giới thiệu cây Đinh Lăng
- Cho trẻ xem hình ảnh cây Đinh Lăng (xem tranh)
- Cô gợi hỏi trẻ đó là cây gì?
- Cô giới thiệu cây Đinh Lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, cây Nam dương lâm.
- Cho lớp cùng đồng thanh “cây đinh lăng”
- Cây Đinh Lăng có những bộ phận nào? (Rễ, thân, lá, hoa, quả)
- Cô chỉ tùng bộ phận của cây và cho trẻ đồng thanh.
* Phần rễ:
* Phần rễ (củ): Đinh Lăng như thế nào? (rễ to, nhiều rễ mọc liền kề với nhau và mềm, dễ gãy, kết cấu của nó có nhiều khe hốc)
- Rễ Đinh Lăng có màu gì? (Màu vàng nhạt)
(Đinh Lăng có thời gian nuôi trồng càng lâu thì rễ càng to lên )
* Phần thân:
- Thân cây Đinh Lăng có những đặc điểm gì? (thân mọc đứng và nhẵn, không có gai và phân nhánh nhiều)
- Thân cây có màu gì? Màu vàng đất
* Lá Đinh Lăng:
- Lá Đinh Lăng có màu gì? (màu xanh)
- Lá của nó như thế nào? (lá nhỏ xoăn, hình răng cưa, kép 3 lần lông chim và mọc so le,lá có bẹ, các đoạn đều có cuốn. Lá khi ta vò có mùi thơm)
* Hoa:
- Hoa có màu gì? (màu vàng hơi trắng nhạt)
- Đinh Lăng thường ra hoa vào thời điểm tháng 4-7
* Quả:
- Quả có hình gì? (hình dẹt)
- Khi chín có màu gì ? Màu trắng bạt và mang vòi tồn tại
- Lá và rể của cây dùng để làm thuốc chữ bệnh rất tốt? (lấy lá, rễ thân)
- Vậy cây Đinh Lăng dùng để làm gì? (làm rau, làm cảnh, làm thuốc bắc và đem lại lợi ích kinh tế rất cao…)
- Cây Đinh Lăng sống ở đâu? (sống nơi có ánh sáng, chịu hạn tốt nhưng không chịu úng ngập, điều kiện sống của nó rất thích hợp với khí hậu vùng núi Nam Trà My chúng ta)
- Cô chỉ tùng bộ phận của cây và cho trẻ đồng thanh.
- Cô gợi hỏi trẻ ta muốn trồng cây Đinh Lăng lên tốt thì chúng ta phải làm gì?
(Chọn đất, làm đất, trồng cây, chăm sóc cây…)
- Cô giáo dục trẻ phải biết trồng, chăm sóc và bảo vệ loài cây dược liệu quý này các con nhé.
Hoạt đông 4 : Trò chơi
* Trò chơi 1: “Mảnh ghép may mắn”
- Cô nhận xét kết quả 2 đội chơi
* Trò chơi 2: “Người trồng rừng tí hon”
- Luật chơi: Trẻ chọn loại cây đinh lăng mang lên rừng trồng
- Đội nào chọn đúng nhiều hơn đội đó sẽ thắng cuộc
- Nhận xét 2 đội chơi
Hoạt động 5: Nhắc lại bài học- giáo dục trẻ
- Vừa rồi cô và các con cùng khám phá loại cây gì?
- Các con ơi, hiện nay trên địa bàn Nam Trà My chúng ta đang nhân rộng mô hình trồng cây dược liệu trong đó có Cây Đinh Lăng mà cô vừa cho các con khám phá và nó có giá trị kinh tế rất cao đối với bà con vùng núi Nam Trà My chúng ta vì vậy các con phải biết trồng và chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá này nhé.
Hoạt động: Khám phá khoa học
Chủ đề: Bé với cây dược liệu
Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ CÂY THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA
(CÂY BẢY LÁ MỘT HOA)
Đối tượng: 5-6 tuổi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi của cây, các bộ phận của cây và đặc điểm đặc trưng của cây Bảy lá một hoa.
- Trẻ biết lợi ích của cây đối với đời sống con người.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và ghi nhớ.
- Phát triển khả năng nhận biết, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính. Tranh ảnh về cây Thất diệp thất chi hoa
- Bài hát: “em yêu cây xanh”
- Mảnh ghép tranh.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Hát và vận động “em yêu cây xanh”
Hoạt động 2: Trò chuyện cùng trẻ
- « Nhìn xem, nhìn xem .Xem gì xem gì » ! 1,2,3 cùng mở nào !
- Cho trẻ xem hình ảnh về cây Thất diệp nhất chi hoa (cây bảy lá một hoa) .
Hoạt động 3: Khám phá về cây
- Các bạn có biết đây là cây gì không ?
- Đây là cây thất diệp nhất chi hoa hay còn gọi là cây bảy lá một hoa (Cho trẻ đọc đồng thanh Cây thất diệp nhất chi hoa)
- Bạn nào nói giỏi giúp cho cô cây có những bộ phận nào ? rễ, thân, lá, hoa, quả
- Cho trẻ phát âm từng bộ phận của cây
- Cô giới thiệu tranh về bộ phận rễ của cây
- Đây là bộ phận nào của cây ? (rễ cây) Cho trẻ đọc đồng thanh
- Các con con thấy rễ của cây nó nhữ thế nào? (Rễ ngắn, nhiều đốt, khó bẻ) Cho trẻ đọc đồng thanh
- Rễ cây làm nhiệm vụ gì? (Rễ cây nổi và bám lên đất để cây đứng vững và hút chất dinh dưỡng để cây phát triển)
- Chúng ta dùng rể của cây để chế biến nhiều loại thuốc để chữ bệnh đó các con.
- Đây là bộ phận gì của cây? (Thân cây) Cho trẻ đọc đồng thanh
- Thân cây bảy lá một hoa có màu gì ? (màu vàng)
- Thân cây bảy lá một hoa này như thế nào ?
- Thân cây mọc thẳng đứng, phần dưới gần gốc có ít vẫy do một số lá cây thóa hóa tạo thành, giữa thân có một vòng gồm 3-10 lá.
- Đây là gì của cây? (Lá cây) Cho trẻ đọc đồng thanh
- Lá cây màu gì ? (màu xanh)
- Các con nhìn xem và trả lời giúp cô lá cây như thế nào? (phiến lá hình mác rộng, mặt lá nhẵn)
- Đầu lá như thế nào? (đầu lá nhọn, mặt dưới có màu xanh nhạt).
- Cô chỉ vào hoa và hỏi đây là gì ?
- À! đây là hoa. Cho trẻ đọc đồng thanh
- Thế hoa có cấu tạo nhu thế nào? (mọc đơn độc ở đỉnh cành)
- Cuốn hoa ra sao? (cuốn hoa dài và từng cánh rời nhau trông như lá nhưng không rụng)
- Nhụy hoa có màu gì ? (màu tím đỏ).
- Khi ra hoa sau 1 thời gian thì hoa sẽ như thế nào?
- À! Khi hoa sau 1 thời gian thì cho ra quả. (Cô chỉ vào quả) Cho trẻ đọc đồng thanh
- Vậy quả có màu gì ? (màu tím đen)
- Quả cây bảy lá một hoa có dạng hình gì? (hình tròn)
- Cho trẻ xem hình ảnh về quá trình trồng và chăm sóc cây.
- Để trồng được cây bảy lá một hoa thì chúng ta phải làm gì?
- Để trồng được cây bảy lá một hoa thì chúng ta phải chọn đất tốt và làm đất cho tơi xốp rồi chúng ta gieo hạt đã ủ sẵn vào rồi chờ cây mọc lên và chăm sóc. Vậy chúng mình hãy chung tay chăm sóc các cây và đặc điệt là không hái lá bẽ cành của cây nhớ chưa nào!
- Các bạn biết không! Ngoài cây bảy lá một hoa là cây dược liệu ra thì còn có nhiều cây dược liệu khác nữa như cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Nam, Sâm Quy….
Hoạt động 4: Trò chơi:
* Trò chơi 1: …………….
- Cho trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi 2: ……………….
- Cho trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Chúng mình đã được khám phá về 1 loài cây dược liệu gì? (bảy lá một hoa), bảy lá một hoa là loại cây dược liệu đem lại giá trị kinh tế rất cao, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo cho người dân Nam Trà My chúng ta đấy. ở nhà bố mẹ các con có trồng cây này thì các con phải chăm sóc cho cây để cây mau lớn nhé.
- Bảy lá một hoa hay còn gọi là cây nhất điệp chi mai, độc cước tiên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa.
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON
Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.