Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Trường: Quy chế dân chủ - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 04:39
Trường: Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024-2025 - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 04:35
Trường: Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024-2025 - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 03:41
Kế hoạch hoạt động: Thông báo chào giá mặc hàng cung cấp học sinh... - Thứ bảy, 24 Tháng 8 2024 15:31
Trường: Quy chế dân chủ năm học 2023-2024 - Thứ tư, 19 Tháng 6 2024 15:40
Tổ chuyên môn: Bài giảng điện tử năm học 2023-2024 - Thứ tư, 19 Tháng 6 2024 08:26
Tin hoạt động: Ngày hội "Tiến bước lên Đoàn" trường PTDTBT THCS Trà... - Thứ hai, 03 Tháng 6 2024 23:56
Tin hoạt động: Truyền thông giáo dục cộng đồng về phòng chống nạn... - Thứ hai, 03 Tháng 6 2024 23:44
Tin hoạt động: Trường và Công đoàn trường PTDTBT-THCS Trà Don đã tổ... - Thứ hai, 03 Tháng 6 2024 23:29
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức tuyên dương khen... - Thứ hai, 03 Tháng 6 2024 23:17
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!
Lịch sử

Người thầy dạy sử bằng... thơ

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Lịch sử

Đứng trên bục giảng, thầy Nguyễn Văn Mười (giáo viên Trường THPT Lưu Văn Liệt, Vĩnh Long) dõng dạc đọc những câu thơ: “Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.

Đọc xong hai câu thơ, thầy tiến thẳng về phía học sinh hỏi: “Hai câu thơ thầy vừa đọc nằm trong bài thơ nào?”. Đó là một trong những cách thầy Mười bắt đầu tiết dạy lịch sử của mình. Khi học sinh đồng loạt trả lời: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu”, như có thêm sinh khí thầy Mười hỏi ngay: “Bài thơ nói về địa danh nào? Ai biết giơ tay lên”. Hàng chục cánh tay đưa lên. Một học sinh trả lời: “Dạ, Việt Bắc”. Thầy Mười tươi cười nói: “Chính xác, Việt Bắc. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại nội dung liên quan đến địa danh Việt Bắc đó là...”. Cả lớp đồng thanh: “Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947”.

 

thay-10-e3259
Thầy Nguyễn Văn Mười ôn tập nội dung chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 cho học sinh.

 

Thổi hồn cho môn lịch sử

 

Suốt 32 năm đứng trên bục giảng, thầy Mười đã chọn cách dùng văn thơ để giảm áp lực cho học sinh khi tiếp nhận những con số khô cứng. Thầy không ngừng tìm những câu thơ kết hợp vào bài giảng. Từ việc chỉ đọc một vài câu thơ tạo không khí vui vẻ cho lớp học, đến nay thầy đã có một kho kiến thức phong phú, giảng đến đâu cũng có thể minh họa bằng thơ. “Tất cả đều là những câu thơ mà học sinh đã học qua nên dễ ghi nhớ. Nhớ câu thơ là nhớ nội dung bài”, thầy Mười nói.

 

Môn sử hết khô khan

Mỗi lần thấy lớp khó tiếp thu nội dung, thầy lại chen vào một câu thơ hay kể một mẩu chuyện. Thầy kể bằng giọng rất mạnh mẽ, diễn đạt bằng sắc thái khuôn mặt, bằng cử chỉ của đôi tay nữa. Cả lớp như hòa vào không gian lịch sử của câu chuyện. Nhờ vậy mà môn lịch sử không còn là giờ học khô khan, đáng sợ đối với lớp nữa. - Nguyễn Thị Châu Ngọc (học sinh Trường THPT Lưu Văn Liệt)

Kết hợp với văn thơ, thầy Mười còn dùng bản đồ và những câu hỏi ngắn dạng hỏi đáp giúp học sinh khắc sâu nội dung bài học. Thầy không bao giờ vẽ bản đồ ở nhà mà lên lớp mới vẽ. Chỉ cần 30 giây thầy đã hoàn thành. Giảng đến địa danh nào, thầy định vị ngay lên bản đồ.

 

Vừa chỉ vào bản đồ thầy vừa nói: “Đây đường quốc lộ số 3, bộ đội và du kích của ta đã bao vây quân địch nhảy dù xuống Việt Bắc như Bắc Cạn, Chợ Đồn...Còn trên đường thủy ta đánh hàng chục trận lớn nhỏ như chiến thắng Khoan Bộ - Đoan Hùng, trận Khe Lau. Ngoài ra, trên đường bộ dọc theo quốc lộ số 4 ta đã phục kích đánh nhiều trận, điển hình là trận phục kích trên đèo Bông Lau...”. Kết thúc diễn biến trận đánh, thầy chỉ tay lên bản đồ hỏi: “Tại sao Pháp chọn đánh Việt Bắc?”. Thấy học sinh chần chừ, thầy gợi ý bằng thơ: “Ở đâu u ám quân thù/ Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi/ Ở đâu đau đớn giống nòi/ Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”. Một em khác giơ tay ngay: “Việt Bắc là nơi các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ ta đang lấy làm căn cứ. Đánh vào Việt Bắc là đánh vào cơ quan đầu não của ta”. Cả lớp lại rộn ràng với những tiếng vỗ tay khen ngợi. Thầy Mười kể đôi lúc học sinh cũng mệt mỏi, không tập trung.

“Khi đó mình ứng phó ngay bằng vài câu thơ vui: Ăn ngủ làm chi hỡi học trò/ Có công đi học phải toan lo/ Dẫu có ruộng vườn năm bảy mẫu/ Sao bằng kinh sử một đôi pho. Vậy là cả lớp tỉnh ngủ”.

 

Kết thúc buổi học, thầy Mười nghiêm nghị thách đố: “Ai diễn tả lại những ngày tháng khó khăn nhưng đằm thắm nghĩa tình đồng chí, đồng bào ở Việt Bắc”. Cả lớp như hiểu ý thầy liền đồng thanh đáp: “Thương nhau, chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng/ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô/ Nhớ sao lớp học i tờ/ Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan...”. Thầy hỏi tiếp: “Lớp học i tờ là gì?”, học sinh đáp lời: “Phong trào bình dân học vụ ạ”. Thầy Mười mỉm cười bước ra cửa lớp trong tiếng vỗ tay giòn giã của học trò.

 

“Môn lịch sử cho tôi rất nhiều”

 

Cũng từ những câu thơ, câu vè, thầy Mười giúp học sinh liên hệ với thực tế, rèn luyện khả năng liên tưởng bằng những câu hỏi ngắn gọn, xoáy vào trọng tâm. Ví dụ khi đọc xong câu thơ mô tả chiến dịch Điện Biên Phủ, thầy đặt ngay câu hỏi: chiến dịch diễn ra năm nào, những địa danh trong trận đánh... Hình thức hỏi đáp liên tục không chỉ giúp ôn nhiều kiến thức mà còn rèn luyện khả năng ứng phó tình huống cho học sinh. Thầy cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, bao gồm việc tham quan các di tích lịch sử, nói chuyện chuyên đề... “Học sinh chúng ta tầm nhìn còn hạn chế lắm. Ngay cả Bảo tàng Vĩnh Long mà các em còn chưa biết thì làm gì biết đến những chỗ xa xôi. Chính những buổi ngoại khóa hay những buổi nói chuyện chuyên đề các em mới được tự do tìm hiểu những kiến thức bên ngoài. Chứ học theo lối chậm dần đều, không thiếu gì trong sách giáo khoa nhưng cũng không mở rộng ra bên ngoài thì không biết khi nào các em mới lớn được”, thầy Mười nói.

 

Thầy Mười cho biết trong 32 năm gắn bó với môn lịch sử, có lúc khó khăn phải làm nhiều công việc mới đủ nuôi sống gia đình. “Nhiều người bảo dạy sử là gắn với chữ “nghèo”. Nhưng môn lịch sử đã cho tôi rất nhiều. Đó là sự trân trọng của bao thế hệ học sinh, phụ huynh. Dạy môn lịch sử cho tôi lòng kiên nhẫn. Nhờ kiên nhẫn tôi mới có cuộc sống tốt đẹp, mới hoàn thành nhiệm vụ của một người làm sống lại không khí hào hùng của lịch sử mỗi khi đứng trên bục giảng”, thầy Mười chia sẻ.

 

Nói về những đóng góp của thầy Mười, thầy Nguyễn Bá Tưởng, hiệu trưởng Trường THPT Lưu Văn Liệt, cho biết: “Thầy Mười đã đóng góp rất nhiều cho phong trào thi học sinh giỏi của tỉnh suốt những năm qua. Phương pháp giảng dạy của thầy rất đặc biệt. Nội dung thường không bó hẹp ở một phạm vi, một giai đoạn mà luôn liên hệ đến nhiều khía cạnh, giúp các em ôn lại kiến thức đã qua cũng như có thêm nhiều kiến thức mới. Đặc biệt, thầy biết cách hệ thống lại sự kiện, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức”.

 

Năm 1980, sau khi tốt nghiệp khoa sư phạm Trường đại học Cần Thơ, thầy Nguyễn Văn Mười giảng dạy môn lịch sử tại Trường THPT Lưu Văn Liệt và gắn bó đến nay. Chỉ còn bốn năm nữa thầy Mười rời bục giảng, nhưng nhiệt huyết với môn lịch sử chưa bao giờ tắt.

 

"Nhiệm vụ của giáo viên dạy lịch sử là phải đưa môn học này về đúng vị trí của nó. Giáo viên phải biết cách nhào nặn để sự kiện lịch sử không còn là những con số khô khan, xơ cứng. Nghề giáo là một nghề sáng tạo. Giáo viên phải biết đem cái hồn của bộ môn vào tiết học. Giáo viên không phải là một cái máy ghi âm, ghi âm được bao nhiêu thì phát lại bấy nhiêu". - Thầy Nguyễn Văn Mười

 

Theo Thúy Hằng

Tuổi Trẻ
 
 

Vì sao học sinh không thích sử?

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Lịch sử

120821002406-815-800TP - Lần đầu tiên, thực trạng dạy học môn lịch sử trong trường phổ thông được phân tích cặn kẽ bởi chính những người trong cuộc - các giáo viên dạy sử và các nhà nghiên cứu lịch sử - ở một diễn đàn chính thức do Bộ GD&ĐT phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử VN tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 18, 19-8.

Đọc thêm...

 
 

Đề, hướng dẫn làm bài môn Lịch sử tốt nghiệp THPT 2012

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Lịch sử

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                       KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2012

Môn Thi : LỊCH SỬ-  Giáo Dục Trung Học Phổ Thông

Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Câu 1: (3,0 điểm)

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Câu 2: (4,0 điểm)

Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định trên đã tạo điều kiện thuận lợi gì để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam?

 

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)

Nêu tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ trong giai đoạn 1945 – 1973. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại có tác dụng gì đối với sự phát triển của nền kinh tế Mĩ?

 

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)

Trình bày nội dung các chiến lược phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành được độc lập đến năm 2000. Vì sao từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, các nước này có sự chuyển hướng trong chiến lược phát triển kinh tế?

 

 

Bài Giải Gợi Ý

I.   PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu 1.  (3,0 điểm)

1. Nguyên nhân :

a. Chủ quan:

+  Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước đã đấu tranh cho độc lập tự do.

+  Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh.

+ Đảng đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939, và thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

+ Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

b. Khách quan:

+  Hồng quân Liên Xô và Đồng minh đánh bại phát xít Đức, quân phiệt Nhật.

2.  Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam :

a. Trong nước:

- Cách mạng tháng Tám thành công là một sự kiện lịch sử vĩ đại:

+  Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Từ một nước thuộc địa, chúng ta đã giành được độc lập, tự do và chính quyền cách mạng.

- Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập – tự do gắn liền với chủ  nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.

b. Thế giới:

- Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc.

- Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, nhất là ở châu Á và châu Phi.

Câu 2. (4,0 điểm)

  • Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973:

-          Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

-          Cuộc ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện vào 24 giờ ngày 27.01.1973. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

-          Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kí hiệp định, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

-          Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

-          Hai miền Nam - Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất nước không có sự can thiệp của nước ngoài.

-          Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

-          Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

-          Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước.

  • Hiệp định trên đã tạo điều kiện thuận lợi :

-          Mĩ phải rút hết quân đội của mình và quân đồng minh về nước, đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

  1. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)

Câu 3.a (3,0 điểm) 

  • Tình hình kinh tế, khoa học – kỹ thuật của nước Mĩ giai đoạn 1945 – 1973:

* Về kinh tế :

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nên kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ :

+ Về công nghiệp : chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật  cộng lại.

+  Giao thông vận tải: có trên 50% tàu bè đi lại trên biển.

+ Tài chính: nắm 3/4 dự trữ vàng toàn thế giới.

+ Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Về khoa học – kĩ thuật : Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.

+ Mĩ là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch), chinh phục vũ trụ…

+ Đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

- Việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại có tác dụng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

Câu 3.b           (3,0 điểm) 

1.   Nội dung chiến lược phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành được độc lập đến năm 2000 :

- Nhóm năm nước sáng lập ASEAN đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) nhằm nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

- Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất…

2.  Nguyên nhân chuyển hướng trong chiến lược phát triển kinh tế những năm 60 – 70 của thế kỉ XX :

- Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn tới tình trạng thua lỗ.

- Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển.

- Đời sống người lao động còn khó khăn.

- Chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.

Do các hạn chế trên, chính phủ nhóm năm nước ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại).

TS. Trần Ngọc Khánh

(Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn – TP.HCM)

 
 

Mạn đàm về cách dạy lịch sử

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Lịch sử

Cách dạy lịch sử trong trường phổ thông vốn lâu nay đã bị chỉ trích quá nhiều. Tồn tại là nặng về kiến thức, số liệu, trận đánh, quá nhiều mốc ngày tháng đòi hỏi "thuộc lòng” khiến nhiều học sinh đâm ra sợ môn học này.

Nói đúng hơn là một bộ phận học sinh đã quay lưng lại với môn học khá quan trọng. Điển hình, nhiều học sinh đã không nhớ nổi sự kiện "ngày 30/4” hào hùng của dân tộc đã diễn ra cách đây bao nhiêu năm, mang tầm mức lịch sử quan trọng thế nào?

 
 

Đất lửa" Quảng Trị: Sống mãi hào khí tháng tư

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Lịch sử

(Dân trí) - Trong những ngày cuối tháng tư lịch sử, từng dòng người từ khắp mọi miền đất nước lại về với mãnh đất Quảng Trị - nơi từng được ví là “miền đất lửa” để thắp nén nhang tưởng nhớ, tri ân những đồng đội đã ngã xuống vì tổ quốc.

Hiếm có nơi nào trên dãi đất hình chữ S sở hữu và lưu giữ nhiều di tích, chứng tích lịch sử về chiến tranh cách mạng như ở vùng đất Quảng Trị. Với 498 di tích lịch sử, trong đó trên dưới 50 di tích được xếp hạng tầm quốc gia. Nơi đây đang trở thành địa chỉ đỏ cho những ai say mê nghiên cứu và tìm hiểu để từ đó có thể tìm ra những giá trị lịch sử, văn hóa đích thực.

“Miền đất lửa” ấy xưa kia là những chiến trận oanh liệt, mỗi mét vuông đều in dấu tích của bom đạn, của chiến tranh và cả những nấm mồ của những người mãi mãi nằm lại nơi đây. Dọc Quảng Trị hôm nay, đi từ Bắc vào Nam trên trục QL 1A, đâu đâu cũng thấy nghĩa trang liệt sĩ, những chứng tích của chiến tranh để lại. Từ ngoài vào, đến địa phận huyện Vĩnh Linh, nơi còn ghi lại mốc son chói lọi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ác liệt - địa đạo Vĩnh Mốc.

 
 

Chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Lịch sử

Ta bước vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với tư tưởng "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Ta huy động vào chiến dịch này một lực lượng lớn hơn bất cứ chiến dịch nào trước đây, bao gồm cả lực lượng vũ trang và chính trị.

Đọc thêm...

 
 

Bác Hồ và quá trình thành lập Đảng

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Lịch sử

Bác Hồ và quá trình thành lập Đảng (VOV) - Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm...

 
 

Quốc kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nhĩa Việt nam

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Lịch sử

Quốc kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nhĩa Việt nam Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...). Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông

Đọc thêm...

 
 

Bí ẩn xây dựng Kim Tự Tháp (Phần 1)

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Lịch sử

Bí ẩn xây dựng Kim Tự Tháp (Phần 1)

Những kim tự tháp Ai Cập đã được xây dựng như thế nào? Làm thế nào để di chuyển các phiến đá vừa to vừa nặng lên đỉnh kim tự tháp?... Bao nhiêu giả thuyết của các nhà khoa học hiện đại vẫn chưa lý giải được tại sao người Ai cập lại có thể xây dựng được công trình kiến trúc vĩ đại như vậy. Quá trình ấy diễn ra như thế nào?

Đọc thêm...

 
 
TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 734
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2382526
Hiện có 5 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.