Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Trường: Quy chế dân chủ - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 04:39
Trường: Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024-2025 - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 04:35
Trường: Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024-2025 - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 03:41
Kế hoạch hoạt động: Thông báo chào giá mặc hàng cung cấp học sinh... - Thứ bảy, 24 Tháng 8 2024 15:31
Trường: Quy chế dân chủ năm học 2023-2024 - Thứ tư, 19 Tháng 6 2024 15:40
Tổ chuyên môn: Bài giảng điện tử năm học 2023-2024 - Thứ tư, 19 Tháng 6 2024 08:26
Tin hoạt động: Ngày hội "Tiến bước lên Đoàn" trường PTDTBT THCS Trà... - Thứ hai, 03 Tháng 6 2024 23:56
Tin hoạt động: Truyền thông giáo dục cộng đồng về phòng chống nạn... - Thứ hai, 03 Tháng 6 2024 23:44
Tin hoạt động: Trường và Công đoàn trường PTDTBT-THCS Trà Don đã tổ... - Thứ hai, 03 Tháng 6 2024 23:29
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức tuyên dương khen... - Thứ hai, 03 Tháng 6 2024 23:17
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!
Địa lý

5 "gạch đầu dòng" giúp đạt điểm cao môn Địa lý

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý

 

GD&TĐ - PGS.TS Đinh Văn Thanh - Giảng viên cao cấp khoa Địa lí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đưa ra 5 lưu ý giúp đạt điểm cao môn Địa lý.
Đó là: Phải nhớ và hiểu kĩ phần lí thuyết, biết cách nhận biết vấn đề cùng với kĩ năng làm phần thực hành chính xác.

 

12 RJYJ

Đọc thêm...

 
 

Đề, hướng dẫn làm bài môn Địa lí Tốt nghiệp THPT 2012

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                         KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2012

Môn Thi : ĐỊA LÝ -  Giáo Dục Trung Học Phổ Thông

Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

 

 

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8.0 điểm)

Câu I. (3.0 điểm)

  1. Trình bày đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa nước ta. Tại sao độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam?
  2. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta biểu hiện như thế nào? Sự phân bố dân cư như vậy gây  ra khó khăn gì?

Câu II. (2.0 điểm)

  1. Trình bày tình hình phát triển du lịch và nêu các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta.
  2. Ở  nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?

Câu III (3,0 điểm)

  1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ
  2. Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm và nhận xét

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA ĐÔNG NAM BỘ

VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM

(Đơn vị : nghìn tỷ đồng)

Năm

2000

2004

2007

Đông Nam Bộ

98,5

170,9

261,1

Đồng bằng sông Cửu Long

18,5

32,3

54,6

(Niên giám thống kê 2008, NXB Thống kê 2009)

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)

Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

  1. Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện có công nghiệp 1000 MW.
  2. 2. Nhận xét và sự phân bố các nhà máy nhiệt điện đã kể trên

Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

  1. Dựa vào trang bản đồ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên cua Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
  2. Phân tích ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

BÀI GIẢI GỢI Ý

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I : (3,0 điểm)

1. Trình bày đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa nước ta :

a) Đai nhiệt đới gió mùa: Có độ cao trung bình 600-700m (miền Bắc) và đến 900-1000m (miền Nam).

- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm.

- Có hai nhóm đất:

+ Nhóm đất phù sa ( chiếm 24% diện tích, đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát).

+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích đất, đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan và đá vôi, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp nhiệt đới).

b) Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam :

- Miền Bắc ở xa đường xích đạo.

- Ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông Bắc.

- Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.

2a). Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta được biểu hiện : Mật độ dân số trung bình 254 người/ km2 (2006).

+ Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi:

- Ở đồng bằng khoảng 25% diện tích, tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).

- Ở vùng trung du, miền núi khoảng 75% diện tích, 25% dân số, mật độ dân số thấp (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/ km2).

+ Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Năm 2005, dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1% .

b) Sự phân bố dân cư không hợp lý gây ra những khó khăn :

- Miền núi nhiều tài nguyên, thiếu lao động.

- Đồng bằng thừa lao động, tài nguyên khai thác triệt để.

- Khai thác tài nguyên, sử dụng lao động chưa hợp lý.

- Đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn với hoạt động chủ yếu là nông nghiệp cổ truyền, lao động thủ công, năng suất thấp nên kinh tế kém phát triển, khó khăn trong việc giải quyết việc làm hiện đại hóa sản xuất...

Câu II : (2,0 điểm)

1. Trình bày tình hình phát triển du lịch và nêu các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta :

a) Tình hình phát triển du lịch :

- Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

- Từ năm 1991 đến 2005, số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.

b) Các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta:

+ Hà Nội ( phía Bắc), Thành phố Hồ Chí Minh ( phía Nam), Huế – Đà Nẵng (miền Trung).

+ Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ...

2. Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng :

- Về kinh tế :

+ Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ để bảo vệ tốt nguồn hải sản nước ta vì đánh bắt ven bờ với công cụ thô sơ có thể làm cạn kiệt nhanh nguồn hải sản.

+ Đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn hải sản.

- Về an ninh quốc phòng : Vùng biển nước ta có nhiều đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, nên việc đánh bắt xa bờ không những khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển của nước ta.

Câu III : (3,0 điểm)

1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ :

a. Khả năng phát triển:

- Có khí hậu thích hợp, có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên

- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi ngày càng nhiều.

- Nhu cầu tiêu thụ của các vùng phụ cận lớn.

b. Hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn:

- Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Đàn bò có 900 nghìn con, bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005).

- Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước.

* Khó khăn:

- Vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ còn khó khăn

-  Các đồng cỏ không lớn và năng suất chưa cao.

2. Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm :

 

 

BIỂU ĐỒ CỘT THỂ HIỆN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

CỦA ĐÔNG NAM BỘ, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM

 

Nhận xét :

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long từ năm 2000 đến năm 2007 tăng liên tục.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ tăng 162.6 nghìn tỉ đồng (tăng 2,65 lần).

- Giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long tăng 36,1 nghìn tỉ đông, tăng 2,95 lần.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ lớn hơn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, năm 2007 gấp 4,78 lần giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long.

- Giải thích :

+ Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp cao vì đây là phát triển rất sớm của nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi : vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, lao động có trình độ...

+ Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị sản xuất công nghiệp phát triển nhanh do phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm vì đây là vùng trọng điểm số một về lương thực thực phẩm của nước ta đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trong vùng, cả nước và xuất khẩu.

 

 


II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

  1. Tên của các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW: nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau

Tên của các nhà máy thủy điện có công suất trên 1000 MW: nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La (đang xây dựng).

  1. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại sử dụng nguồn nhiên liệu là than đá được phân bố ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ của nước ta.

Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Cà Mau sử dụng nguồn nhiên liệu là khí đốt được phân bố ở phía Nam gần các mỏ khí trên thềm lục địa phía Nam.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

  1. Tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
  2. Một số cảng nước sâu đang được xây dựng: Dung Quất, Đà Nẵng…

Việc đẩy phát triển CSHT GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển KT-XH của vùng:

-Cho phép khai thác có hiệu quả TNTN để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.

-Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.

-Cho phép khai thác các thế mạnh về kinh tế biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế mở…

Nguyễn Thị Lành

(Trường THPT Vĩnh Viễn – TP.HCM)

 
 

Lắm “sạn” trong Atlat

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý

Trong lúc thị trấn nhỏ như Ba Đồn, Cầu Giát, An Lão… thể hiện rõ trên bản đồ thì nhiều thị trấn lớn hơn như Kỳ Anh, Phú Lộc, Vĩnh Điện, Vạn Ninh… lại không được ghi

Khi thi môn địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh được phép mang theo vào phòng thi cuốn Atlat địa lý Việt Nam của Bộ GD-ĐT (do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành) để sử dụng. Tuy nhiên, đây lại là một cuốn sách bộc lộ quá nhiều điều bất cập.

Huyện là “điểm dân cư” khác!

Trước hết, bản đồ trong Atlat không thể hiện rõ tiêu chí ghi tên các cửa sông. Trong khi cửa Thuận An có tên trong bản đồ thì nhiều cửa sông lớn hơn như Nam Triệu, Văn Úc, Lạch Trường hay cửa Gianh, Nhật Lệ… lại không có tên.

Phần bản đồ hành chính đánh dấu Tuyên Hóa là “điểm dân cư khác”. Huyện Tuyên Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình có huyện lỵ là thị trấn Đồng Lê. Vậy điểm dân cư ở đây là chỉ huyện, huyện lỵ hay thị trấn? Hệ thống hành chính của nước ta gồm tỉnh, TP trực thuộc trung ương; huyện, TP, thị xã trực thuộc tỉnh; thị trấn, xã trực thuộc huyện.
Tỉnh có tỉnh lỵ (thường là TP hoặc thị xã); huyện có huyện lỵ (thường là thị trấn). Huyện là một đơn vị hành chính có diện tích rộng nên không thể là “điểm dân cư” - một khu vực hẹp như thị trấn hoặc làng, xã. Vì vậy, việc ghi Tuyên Hóa là điểm dân cư hoàn toàn không phù hợp.

Việc ghi tên các điểm dân cư hoặc thị trấn trong bản đồ tỉ lệ 1:6.000.000 của Atlat cũng không rõ theo tiêu chí nào. Trong khi một số thị trấn nhỏ như Ba Đồn, Cầu Giát, An Lão… thể hiện rõ trên bản đồ thì nhiều thị trấn lớn hơn như Kỳ Anh, Phú Lộc, Vĩnh Điện, Vạn Ninh… lại không được ghi.

Sai nhiều tên sông

Về phần hệ thống sông, tại địa phận tỉnh Quảng Bình, Atlat có ghi S. Đại, S.Kiên. Tỉnh Quảng Bình có sông Kiến Giang và sông Đại Giang (còn có tên gọi là sông Long Đại) chảy qua huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh. Kiến Giang và Đại Giang đều là danh từ riêng chỉ tên sông mà xưa nay người dân vẫn gọi chứ không phải là sông Kiên hay sông Đại.
at_lat
Học sinh lớp 12 Trường THPT Hùng Vương - TPHCM ôn thi môn địa lý trên Atlat. Ảnh: TẤN THẠNH
Có lẽ người biên tập nghĩ giang là sông nên thay chữ giang bằng chữ sông chăng? Tương tự, ở tỉnh Quảng Trị không hề có sông nào mang tên Quảng Trị như Atlat ghi mà chỉ có sông Hiếu, sông Thạch Hãn, gặp nhau tại ngã ba Triệu Độ và đổ ra biển qua Cửa Việt.

Nếu những sông nhỏ như Kiến Giang, Đại Giang vẫn được ghi vào bản đồ các hệ thống sông tỉ lệ 1: 6.000.000 của Atlat thì tại sao nhiều sông lớn hơn như Nguồn Nậy, Nguồn Son của sông Gianh, đặc biệt là sông Lam (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh), sông Hàn (Đà Nẵng), sông Hương (Thừa Thiên – Huế) vẫn vắng bóng?

Quên cảng biển quốc tế

Tuy xuất bản năm 2010 nhưng nhiều cơ sở quan trọng trong hệ thống GTVT đã hoạt động nhiều năm nay vẫn chưa được cập nhật trong Atlat. Về hệ thống cảng biển, Atlat ghi tên một số cảng rất nhỏ như Thuận An (Thừa Thiên - Huế), Kiên Lương (Kiên Giang), thậm chí cả cảng Nhật Lệ (Quảng Bình) không còn hoạt động.
Thế nhưng, những người soạn Atlat đã quên nhiều cảng biển lớn khác, kể cả cảng biển quốc tế như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vân Phong (Khánh Hòa), Đồng Nai, Phú Mỹ, Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu)… Đáng chú ý, Atlat mắc nhiều sai sót cơ bản như cảng Ba Ngòi nằm ở phía Nam TP Nha Trang nhưng ghi ở phía Bắc hoặc cảng biển Cần Thơ lại ghi là cảng sông.

Một số tuyến vận tải quan trọng nối với các cảng biển quốc tế như Nha Trang, Ba Ngòi, Cần Thơ, Dung Quất, Nghi Sơn, Vũng Áng và một số sân bay dân dụng đã hoạt động như Đồng Hới (Quảng Bình), Chu Lai (Quảng Nam) cũng không thấy thể hiện trong Atlat.

Thiết nghĩ, bản đồ hành chính cần được thể hiện đầy đủ và có nguyên tắc theo các quy định hành chính. Các bản đồ về giao thông, du lịch, công nghiệp, năng lượng, thương mại… - những ngành biến động theo thời gian - nên cần ghi năm xuất bản để biết. Do đó, cần có một cuộc kiểm chứng sâu rộng tất cả các lĩnh vực để bổ sung, điều chỉnh bảo đảm Atlat cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy cho người sử dụng.

Đóng cửa trang thông tin tuyển sinh dỏm

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, cho biết đến sáng 10-4, trang web tuyensinhdhcd.vn đã đóng cửa. Phụ huynh, học sinh truy cập trang này chỉ thấy dòng chữ “Hiện nay nhiều trường có thay đổi về thông tin tuyển sinh. Trang web tạm thời ngưng hoạt động để cập nhật. Mời các bạn quay lại sau”.

Theo ông Cường, đây là trang web đăng nhiều thông tin không chính xác về kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012.
Chẳng hạn, trong phần thông tin về Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, trang này đăng mã ngành tuyển sinh cũ 3 chữ số, trong khi trên trang web của trường này và trong tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012” đều là mã ngành cấp IV gồm 1 ký tự và 6 chữ số, theo quy định mới của Bộ GD-ĐT.
Mặc dù quảng cáo là “nơi cung cấp đầy đủ thông tin tuyển sinh hằng năm của các trường ĐH, CĐ, TCCN trên cả nước và những trợ giúp thiết thực nhất cho các em học sinh trước các kỳ thi quan trọng trên bước đường học tập” nhưng trang này lập nên chỉ nhằm mục đích thu tiền quảng cáo từ các trường, cũng như lợi dụng để mua bán thông tin cá nhân của thí sinh.
“Hiện nay, trên mạng xuất hiện nhiều trang tuyển sinh đăng tải thông tin sai lệch. Do đó, thí sinh nên truy cập trang web chính thức của Bộ GD-ĐT http://thi.moet.gov.vn hoặc của các trường.
Mặt khác, “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012” thường xuyên được Bộ GD-ĐT cập nhật trên trang web của bộ.
Thí sinh nếu thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp đường dây nóng về hướng nghiệp, tuyển sinh của Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, số 0838295173 hoặc 0944017700” - ông Cường khuyến cáo.

An Nhiên

 
 

Văn hóa biển đảo Việt Nam: “Xuống biển” từ hàng ngàn năm trước

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý

TT&VH) - Ngày 15/6, trong khuôn khổ Festival Biển Nha Trang - Biển hẹn 2011, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo khoa học Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa với sự tham gia của hơn 60 nhà khoa học, chuyên gia văn hóa trên cả nước. Đa số các nhà khoa học đều đánh giá Khánh Hòa là nơi phát triển mạnh mẽ nền văn hóa biển đảo của Việt Nam.

Xoay quanh vấn đề văn hóa biển đảo, các nhà khoa học đã trình bày 50 báo cáo, tham luận theo 3 chủ đề chính: Văn hóa biển đảo và văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa, Du lịch biển đảo ở Khánh Hòa và quần đảo Trường Sa ở Khánh Hòa.

Nền văn hóa hướng ra biển

Theo GS-TS Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia TP.HCM), văn hóa biển đảo là những hệ thống, giá trị vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo, tích lũy trong quá trình tồn tại lấy biển làm nguồn sống. Và Khánh Hòa được là địa phương nằm trong khu vực có nền văn hóa biển đảo phát triển mạnh nhất nước.

 

bien_dao1

Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa

Đọc thêm...

 
 

Bí quyết học thi môn địa lý

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý

Theo công bố mới nhất của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản không thay đổi so với năm trước, đề thi nằm trong chương trình (chiếm 80 – 90% trong đề thi)

Bí quyết học thi môn địa lý

Đọc thêm...

 
 
TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 734
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2404835
Hiện có 5 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.