Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!
Tin tức, sự kiện

Bé gái 11 tuổi nghi có khả năng “đốt cháy” mọi vật

Tin tức - Tin tức, sự kiện


(Dân trí) - Từ ổ điện, quạt điện, đệm,… cho đến nắp bồn cầu, quần áo đang mặc trên người... đều có thể bị đốt cháy khi được bé gái 11 tuổi tiếp xúc. Hiện tượng hy hữu này dù chưa được kết luận nhưng đang khiến cuộc sống của gia đình cháu bé đảo lộn.

Anh T. (ngụ khu A75, đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM), cha của cháu bé kỳ lạ trên, cho biết anh rất bất ngờ khi chứng kiến con gái mình có khả năng gây cháy đồ vật. Anh kể, thời gian gần đây nhà anh liên tục bị cháy các vật dụng như quần áo, chăn nệm, quạt máy… Các đồ vật khác như cầu dao, dây dẫn điện, công tắc điện cũng chảy nhão ra; CB chống giật đối với nguồn điện trong nhà thì liên tục ngắt điện. Mỗi lần có sự cố về điện như vậy, gia đình lại nhờ thợ điện đến sửa. Tuy nhiên, qua kiểm tra, không ai có thể đưa ra được nguyên nhân của các sự cố điện ấy.

Anh thợ điện nghi ngờ bé gái 11 tuổi, con anh T. là tác nhân gây cháy. Không tin con mình có “khả năng kỳ diệu” ấy, anh T. đưa con sang nhà bà con để kiểm chứng. Ngay lập tức, hiện tượng cháy hay chảy nhão các vật dụng đã xảy ra ở nhà người bà con. Khi anh T. đưa con gái trở lại nhà thì đồ vật ở nhà anh lại hư hỏng trở lại.
 

Vinasat- 2 thêm khẳng định chủ quyền không gian của Việt Nam

Tin tức - Tin tức, sự kiện

(Dân trí) - 5h50' sáng 16/5, Vinasat -2 đã được phóng thành công lên quỹ đạo, trở thành vệ tinh thứ 2 khẳng định chủ quyền quỹ đạo không gian của Việt Nam.
 
 

Khắc tinh của "Thượng du vận"

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Miền núi Quảng Nam một thời trở thành căn cứ địa vững chắc, chỗ dựa của cách mạng trong tình hình đen tối và khó khăn nhất. Đồng bào nơi đây là lực lượng cách mạng to lớn, góp phần đánh bại mọi âm mưu của kẻ địch, trong đó có chiến dịch “Thượng du vận”.

tdv
Già làng Hồ Văn Reo với vũ khí thô sơ nhưng lợi hại dùng để đánh địch. Ảnh tư liệu

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, khi đã từng bước ổn định ở đồng bằng, đầu năm 1957 Mỹ - Diệm chuyển lên đánh phá miền núi. Chúng mở chiến dịch “Thượng du vận”, tiến hành chống cộng, ra sức dồn dân miền núi vào các khu tập trung ở giáp ranh gần vùng đồng bằng nhằm kiểm soát dân chặt chẽ hơn và đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi miền núi. Khi Mỹ- ngụy thực hiện chiến dịch “Thượng du vận”, đồng bào miền núi - nhất là vùng Bến Hiên, Bến Giằng đã sáng tạo ra cách chống giặc độc đáo, chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.

Đối phó với những âm mưu của kẻ địch, với phương thức “dọa dẫm chống dọa dẫm”, đồng bào miền núi đã bảo vệ cán bộ cùng  phong trào cách mạng, bảo vệ bản làng và căn cứ cách mạng. Đồng bào còn dùng hình thức phao tin “giặc mùa” (săn máu) từ vùng cao xuống làm cho bọn địch không dám tự do lùng sục trong làng, vào nhà dân, vào rẫy như trước nữa mà hoang mang, dao động co cụm lại các đồn đã chiếm đóng. Chỉ cần một nhánh lá tươi treo trước cổng, lính quốc gia đến thì nói làng có một con heo đẻ nên kiêng cử, không ai được đến. Người ta cắm chông nhiều loại xung quanh nhà nói là đề phòng cọp vô bắt heo, nhưng thực tế là không cho địch dễ dàng đi lại, lùng sục.

Vùng núi là nơi an toàn để hoạt động bất hợp pháp. Để không hợp tác với giặc, đồng bào tìm cách chạy vào rừng sâu, núi cao, sau đó dùng vũ khí thô sơ để đánh địch. Đồng bào tích cực đấu tranh chống tề điệp xâm nhập, chống bọn thương lái tay sai của địch tuyên truyền, nói xấu cách mạng, chống khủng bố bằng nhiều hình thức như phạt xô, đấu tranh trực diện với kẻ thù... Năm 1958, Đoàn khảo sát Trung Man của chính quyền Ngô Đình Diệm đã thừa nhận: “Dân Thượng ở đây có khuynh hướng thân Cộng và thái độ bất hợp tác với ta. Một khi có đơn vị quân sự ta lên thì hoặc bỏ chạy vô rừng sâu hay vẫn ở nhà nhưng không bao giờ chịu giúp ta về mặt tin tức hay chỉ đường, dẫn lộ”.

Sau năm 1954, phong trào cách mạng nhiều nơi ở đồng bằng bị vỡ, một số cán bộ, đảng viên và cấp ủy các huyện phía bắc của tỉnh phải lánh lên huyện Bến Hiên, Bến Giằng làm chỗ đứng chân để về địa phương hoạt động hoặc ra miền Bắc. Mặc dù bọn địch cố gắng đẩy “tố cộng, diệt cộng” lên miền núi nhưng do ta vận dụng chính sách dân tộc đúng đắn nên trụ bám vững chắc ở miền núi, không để kẻ địch lợi dụng đồng bào dân tộc chống phá phong trào cách mạng. Cán bộ cách mạng đặc biệt chú ý đến công tác nắm dân và thực hiện công tác dân vận. Nếu không có dân thì cách mạng sẽ bị cô lập. Cán bộ cách mạng thường xuyên ra các làng dân tộc xung quanh để làm quen, lấy tin tức “đổi” lương thực thực phẩm. Đồng bào đã giúp bảo vệ tuyệt đối an toàn cơ quan Liên khu ủy trong suốt những năm đầy gian khó của cuộc kháng chiến.

Dân làng tổ chức đánh địch bằng chông thò, cạm bẫy, vũ khí thô sơ để hạn chế sự lùng sục của địch. Hàng vạn chông thò được chế tạo đặt trên các nương rẫy với danh nghĩa là chống thú rừng phá hại hoa màu, nhưng thực chất là để chống lại các cuộc càn quét, lùng sục của kẻ thù. Để thực hiện phòng gian bảo mật, mỗi làng đều có cổng ngõ, bất kỳ một người lạ mặt nào vào làng cho dù dưới danh nghĩa đi buôn hay đi săn thú rừng... đều bị phát hiện và báo cho cán bộ và già làng biết, xử lý. Chính những hoạt động ấy đã làm thất bại các cuộc truy lùng của địch. Lực lượng tự vệ được trang bị tên, ná, vũ khí thô sơ, mỗi người có 30 tên tẩm thuốc độc, từ 500 - 1.000 chông, chuẩn bị sẵn sàng một số bẫy đá để chống địch càn quét vào buôn làng.

Thời đó, khó khăn lớn nhất là công tác đảm bảo hậu cần. Việc tiếp tế lương thực từ đồng bằng hầu như không thục hiện được do địch bắt đầu phong tỏa các hành lang, đóng đồn ở những vị trí quan trọng trên tuyến đường từ đồng bằng lên miền núi. Cán bộ cách mạng phải vào tận các làng đồng bào dân tộc để vận động, quyên góp lương thực. Từ hạt gạo, gùi sắn, bó rau đều được đồng bào chia sẻ. Đồng bào cưu mang, đùm bọc, cung cấp lương thực thực phẩm cho cơ quan khu ủy và các cuộc họp đông người của liên khu. Đại hội Đảng bộ tỉnh được tổ chức tại thôn Ađhur (nay thuộc thôn Adung, xã A Rooih, huyện Đông Giang) cũng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng bào. Họ mang đến đại hội những “nhu yếu phẩm” cung cấp cho cán bộ, bao gồm mật ong, sắn, rau, khoai, heo, gà... Thanh niên trong huyện không quản ngày đêm gùi lương thực, thực phẩm từ các xã A Rooih, Dang, A Tiêng, Lăng về phục vụ đại hội.

Ở xã Tư, làng nào cũng có “rẫy cách mạng” để trồng lúa, khi thu hoạch không mang về nhà mà mang vào giúp cơ quan Liên khu ủy. Đồng bào không chỉ cấp lương thực, thực phẩm mà còn tham gia bảo vệ, xóa các dấu vết để tránh bị địch phát hiện. Với phong trào “đóng cửa nhà, trẻ già vận chuyển” nhân dân đã tích cực tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ các chiến trường, có ngươi mỗi ngày gùi 5 chuyến, mỗi chuyến 150kg hàng trên lưng; tham gia mở rộng các tuyến đường để voi vận chuyển hàng hóa và đưa pháo xuống giải phóng Đà Nẵng.

(Bài viết có tham khảo tài liệu: Căn cứ Liên khu ủy 5 tại huyện Bến Hiên, Bến Giằng tỉnh Quảng Nam (1955-1960).

TẤN VỊNH
 
 

Những dấu hiệu bất thường đến “kỳ lạ” trong vụ gỗ sưa trăm tỉ

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Những dấu hiệu bất thường đến “kỳ lạ” trong vụ gỗ sưa trăm tỉ
(Dân trí) - Sự vào cuộc quá chậm trễ, thiếu đồng bộ và quyết liệt của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình trong vụ 3 cây sưa cổ thụ ở rừng di sản VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bị đốn hạ đã cho thấy nhiều dấu hiện bất thường.

 

Sự chậm trễ đáng kinh ngạc!

Ngày 21/4/2012, sau khi nhận được thông tin có nhóm lâm tặc vừa đốn hạ 3 cây sưa trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng, phóng viên đã gọi điện thoại thông báo vụ việc cho lãnh đạo VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng như Chi cục Kiểm lâm và UBND tỉnh Quảng Bình. Thực tế 3 cây sưa đã bị đốn hạ trước đó chừng 1 tháng, và thời điểm đó đã có hàng trăm người ùn ùn kéo nhau vào rừng mót gỗ sưa.

Chiều 22/4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm tìm hướng xử lý vụ việc. Song đến ngày 24/4, Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mới thành lập đoàn gồm 80 người do ông Nguyễn Văn Huyên, Phó giám đốc VQG dẫn đầu, vào khu vực Hung Trí... xác minh tin đồn.

Kết quả của sự chậm trễ này là 563m² diện tích rừng bị nhóm lâm tặc khai thác phá hoại. Tại hiện trường đoàn đã phát hiện 3 hố đào bới sâu, ở giữa lòng khe cạn có một bãi bằng diện tích 80m², có nhiều vai, mạt cưa, lá của cây sưa, phủ dày 0,4m trên mặt đất. Tang vật thu được tại hiện trường gồm 1 cân bàn loại 100kg, 2 cưa xích, bai, vai, giác sưa. Tất cả sản phẩm gỗ từ 3 cây sưa đã bị tẩu tán nên tổ kiểm tra không có căn cứ để xác định khối lượng. Đoàn kiểm tra nhận định: Lâm tặc đã thu giấu gỗ trong rừng, chờ đến thời điểm thuận lợi mới vận chuyển ra ngoài. Đến ngày 28/4, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mới có báo cáo hiện trường vụ chặt phá 3 cây gỗ sưa gửi lên UBND tỉnh Quảng Bình.

dt115gohue1186b7_79a10
Trong khi tại nơi 3 cây sưa bị chặt hạ đã có hàng trăm người hỗn loạn tranh mót gỗ thì cơ quan chức năng mới đang cử đoàn đi... xác minh tin đồn.

Đến ngày 6/5, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp khẩn xung quanh vụ 3 cây sưa bị triệt hạ ở rừng di sản. Tại cuộc họp này, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình mới nhận định: Vụ việc là có thật!

Dư luận vô cùng ngạc nhiên: Vì sao 3 cây gỗ quý như vậy, lại bị đốn hạ dễ dàng ngay giữa rừng di sản - nơi luôn có kiểm lâm bảo vệ nghiêm ngặt - mà lực lượng chức năng không hề hay biết? Các đối tượng trong nhóm đốn hạ gỗ sưa, người dân nào cũng có thể đọc tên vanh vách, nhưng lực lượng liên quan lại không hề hay biết (?). Chỉ khi báo chí lên tiếng, cơ quan chức năng mới tiếp nhận danh sách 11 đối tượng từ Công an xã Phúc Trạch để phục vụ cho quá trình điều tra. Và theo thông tin hiện tại thì 11 đối tượng này đều chưa bị bắt giữ, các đối tượng không có mặt ở địa phương và có thể một vài đối tượng đã vượt biên ra nước ngoài (?).

Cũng vì sự chậm trễ đáng kinh ngạc đó mà một khối lượng gỗ sưa đã được tẩu tán ra khỏi rừng mà không vấp phải sự truy quét của lực lượng chức năng.

7 tấm chứ không phải 5 tấm?

Sau nhiều nỗ lực truy bắt nhóm lâm tặc đốn hạ 3 cây sưa cổ thụ ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, khoảng 20h ngày 7/5, tại xóm Mới, thôn Bàu Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) số 1, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cùng trạm Kiểm lâm liên ngành Khe Sến mới bắt được 5 hộp gỗ sưa với trọng lượng 366kg, trị giá khoảng 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo một số người dân địa phương thì số gỗ hôm đó là 7 tấm chứ không phải 5 tấm. Người dân nói rõ: Trước đó nhóm đầu nậu thuê người dân trong xóm gùi 10 tấm gỗ sưa ra khỏi rừng. Khi vừa trong rừng ra đã bị một nhóm người lạ mặt chặn cướp mất 3 tấm; 7 tấm còn lại khi về đến đầu thôn thì bị kiểm lâm phát hiện. Nhóm người gùi gỗ thuê vội vứt gỗ lại chạy thoát thân. Một người dân sống tại xóm Mới, thôn Bàu Sen, khẳng định: Khoảng thời gian đó, anh này thấy 3 chiếc xe ô tô với khoảng 30 người mặc đồng phục kiểm lâm có trang bị súng, dùi cui bốc gỗ sưa lên xe và đi ngay.

Để làm rõ vấn đề trên, PV trao đổi với ông Nguyễn Văn Huyên, Phó GĐ Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ông Huyên cho biết hôm đó lực lượng kiểm lâm truy quét trong đêm tối, lại làm gấp vì sợ người dân tấn công, cướp lại hàng nên cũng không loại trừ khả năng có thể còn bỏ sót gỗ (?!).

Vì sao bán đấu giá gỗ sưa lúc này(?!)

Một dấu hiệu bất thường khác của vụ việc là trong khi tình hình gỗ sưa đang diễn biến phức tạp thì ngày 4/5, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Quảng Bình bất ngờ ra thông báo bán lô gỗ sưa nặng 58kg với giá khởi điểm là 750 triệu đồng, khoảng 13 triệu đồng/kg.

Dư luận đều thắc mắc tại sao tỉnh Quảng Bình lại đưa lô gỗ trên ra đấu giá vào đúng thời điểm nhạy cảm này?

Lý giải điều này, một lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Quảng Bình cho biết: "Việc tổ chức bán đấu giá 58kg gỗ sưa trên với giá 750 triệu là chúng tôi làm đúng theo quy trình. Vì số gỗ sưa này đã được Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh bắt cách đây 2 năm".

2dt115gohue4186b7_f4242
Nếu Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Quảng Bình tổ chức đấu giá gỗ sưa lúc này thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho các đầu nậu làm giả hồ sơn số gỗ sưa đang cất giấu ở TP Đồng Hới để tẩu tán số hàng trên

Dư luận lại không nghĩ thế. Người dân cho rằng việc bán đấu giá gỗ sưa lúc này sẽ là cơ hội tốt để các đầu nậu lợi dụng làm giả hồ sơ cho số gỗ sưa chúng vừa chặt hạ và tẩu tán ra khỏi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Những dấu hiệu bất thường và có phần “lạ lùng” trên đã lý giải cho băn khoăn của người dân, rằng có phải đang có một thế lực “khủng” ẩn nấp phía sau vụ triệt hạ 3 cây sưa trăm tỉ trong khu rừng di sản?

P.V

 
 

“Loạn” phiên âm: Giới ngôn ngữ học bức xúc

Tin tức - Tin tức, sự kiện

04/05/2012 4:01

 

Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS-TS Vũ Kim Bảng (ảnh) - Phó viện trưởng Viện Ngôn ngữ - cho rằng không nên phiên âm tên riêng của hệ chữ Latin sang tiếng Việt, đặc biệt trong sách giáo khoa (SGK).

Ông Bảng cho biết: “Tôi có đọc loạt bài “Loạn” phiên âm của Báo Thanh Niên. Báo đề cập rất trúng vấn đề đang bức xúc lâu nay của giới ngôn ngữ học. Quả thực, không riêng ở SGK mà ở cả báo chí, từ có nguồn gốc nước ngoài dùng trong tiếng Việt chưa có một chuẩn mực nào cả về chính tả lẫn phát âm. Sự phức tạp trong phiên âm có những nguyên nhân của nó như hệ chữ viết, mục đích phục vụ cho các đối tượng khác nhau, từ lịch sử để lại (phiên âm qua âm Hán - Việt)... Chính vì vậy, sử dụng một biện pháp nhất quán, cứng nhắc trong vấn đề này là không được mà phải có giải pháp linh hoạt hơn. Tuy nhiên nên có một tư tưởng chủ đạo”.

zing

Đọc thêm...

   

Trang 27 trong tổng số 30

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2212876
Hiện có 10 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.