Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!
Tin tức, sự kiện

Quyết định bổ nhiệm Giám đốc sở GD&ĐT Quảng Nam

Tin tức - Tin tức, sự kiện

QD_UBND.doc

 

Lớp học ở quê nghèo có 100% học sinh đỗ đại học

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Lớp học ở quê nghèo có 100% học sinh đỗ ĐH

05/09/2014 14:25

Tin tức

2

Bình luận

Fanpage Thanh Niên

Tôi Viết

(TNO) 44 học sinh của lớp 12A4 Trường THPT Yên Thành 2, huyện Yên Thành (Nghệ An) vừa lập một kỳ tích đáng nể khi tất cả đều đỗ đại học với mức điểm bình quân là 24. 

 


 Học sinh lớp 12A4 và giáo viên của trường - Ảnh: Phạm Đức

Trong đó, 39/44 học sinh có điểm thi đạt từ 20 điểm trở lên và đậu vào một số trường đại học có điểm chuẩn cao như: ĐH Dược Hà Nội, Học viện Quân y, Học viện Cảnh sát Nhân dân, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng... Nhiều em đỗ cùng lúc hai trường đại học với số điểm rất cao như em Phan Lê Thế Sơn (28,5 điểm), Nguyễn Thị Thủy (27,5 điểm), Lê Văn Hậu và Hoàng Văn Quang (26,5 điểm), Lê Tuấn Anh (26 điểm)… Phan Lê Thế Sơn soán ngôi thủ khoa của Trường ĐH Dược Hà Nội với 28,5 điểm và đậu Học viện Quân y với 25 điểm. Cậu học sinh nhà nghèo Lê Văn Hậu cũng đậu hai trường ĐH Dược Hà Nội với 27 điểm và ĐH Y Huế với 27,5 điểm.

Thầy Ngô Sỹ Đình, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A4 cho biết, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng các học sinh của lớp đều rất nỗ lực, biết động viên nhau cùng học tập. Ngoài giờ học trên lớp, giáo viên mở lớp dạy thêm miễn phí cho các em ngay tại nhà giáo viên, nhiều bữa còn nấu cơm cho học sinh ăn. “Đã nhiều năm gắn bó với lớp 12 các khóa, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhận được niềm vui trọn vẹn khi cả 44 em đều đậu đại học với số điểm rất cao”, thầy Đình nói.

Thầy Nguyễn Văn Thành, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Thành 2 cho biết, mặc dù chỉ là ngôi trường bình thường ở vùng quê nghèo, điểm thi đầu vào lớp 10 không cao nhưng trong những năm qua, tỷ lệ đậu vào các trường đại học, cao đẳng của trường luôn chiếm tỷ lệ cao. Năm nay, lớp 12A4 đậu đại học 100% với điểm số bình quân 24 điểm là một kỳ tích của trường. Bí quyết để có thành tích này, thầy Thành cho biết nhà trường luôn chú trọng đầu tư vào chất lượng trong từng tiết dạy, tạo cho học sinh ý thức tự giác trong học tập và luôn biết phấn đấu vì cái đích cần hướng tới.

 
 

Đầu tư cả ngàn tỉ đồng vẫn chưa hiệu quả: 'Làm lại' đề án ngoại ngữ như thế nào?

Tin tức - Tin tức, sự kiện

ngoai-ngu

Đọc thêm...

 
 

Món quà của cô giáo

Tin tức - Tin tức, sự kiện


Buổi tổng kết lớp cuối năm, con tôi mang về món quà mà cô giáo chủ nhiệm tặng cho cháu và 48 bạn trong lớp.
mon-qua-4dc93

Đọc thêm...

 
 

Giáo sư Toán: "Tôi mất 1 tiếng để giải bài toán lớp 6"

Tin tức - Tin tức, sự kiện

 (Dân trí) - Giáo sư Đỗ Đức Thái, Trưởng khoa Toán trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chia sẻ như vậy về chương trình dạy học phổ thông hiện nay tại hội thảo "Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên" do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa tổ chức.

 

123

Để tốt nghiệp đại học sư phạm, sinh viên phải học 150 tín chỉ

Tại hội thảo diễn ra cuối tuần qua, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (SP HN) đã đề xuất đổi mới chương trình đào tạo bởi thực trạng chương trình đào tạo của Trường ĐH SP HN hiện nay, theo ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng nhà trường, chương trình đào tạo vẫn mang nặng tính kinh nghiệm; Chưa xác định được chương trình cốt lõi để đào tạo giáo viên dẫn đến sự nặng nề trong kiến thức hàn lâm; Chưa có cấu trúc hợp lý giữa chương trình cơ bản và chương trình nghiệp vụ; Chương trình nghiệp vụ sư phạm vẫn còn mang tính hàn lâm, giáo điều; chưa đề cập đến năng lực dạy học tích hợp và phân hóa...

Lãnh đạo Trường ĐH SP HN cho biết, giáo dục phổ thông nước nhà đã trải qua 3 cuộc cải cách giáo dục (vào các năm 1950, 1956 và 1979) nhưng chưa có cuộc đổi mới cơ bản nào trong đào tạo ở các trường đại học. Do vậy, Trường ĐH SP HN xây dựng chương trình đào tạo giáo viên sẽ được chia làm ba bộ phận: Môn chung, chuyên môn và nghiệp vụ. Môn chung sẽ bao gồm những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngoại ngữ. Đối với Ngoại ngữ sẽ bố trí học theo trình độ thay vì xếp lớp học theo khoa như hiện nay. Các môn chuyên môn sẽ theo các ngành học, không chỉ đơn ngành mà có thể các môn học đáp ứng cho tích hợp các ngành: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Tin và Công nghệ; chương trình nghiệp vụ sư phạm bao gồm cả kiểm tra, đánh giá và quản lý.

Quá trình đào tạo giáo viên (về chuyên ngành Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Tin học, Công nghệ), sinh viên (SV) có thể thực tập ở trường THCS nhằm thực hiện việc giáo dục và thực hành giảng dạy tích hợp. Trong giai đoạn này SV cần 90 tín chỉ, có thể được cấp bằng cao đẳng khi kết thúc phần này.

Sau đó, SV sẽ được tiếp tục đào tạo để dạy phân hóa (Chuyên ngành và giáo dục) với mục tiêu hướng đến có thể đứng lớp ở bậc THPT. SV sẽ được đào tạo để dạy phân hóa theo chuyên môn của từng môn học ở THPT. Yêu cầu, SV phải đạt được mỗi chuyên ngành mà mình chọn lựa phải phù hợp và được trang bị kiến thức về ngành học, có các năng lực chuyên biệt để vận dụng trong giảng dạy. Để tốt nghiệp, SV dù bằng hình thức thi hay luận văn phải có thi giảng trực tiếp, hoàn thành phần này SV cần 60 tín chỉ. SV đạt chuẩn sẽ được cấp bằng đại học. Như vậy, tổng số tín chỉ đào tạo giáo viên là 150.

Với các ngành đào tạo chuyên biệt: Sư phạm Toán, Sư phạm Ngữ văn, Tâm lý giáo dục, Giáo dục quốc phòng - An ninh, Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Pháp, Sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục đặc biệt, Quản lý giáo dục, Sư phạm Triết học, Giáo dục công dân. Chương trình đào tạo này sẽ được sắp xếp lại và theo đó tiến trình cũng thay đổi để đáp ứng chuẩn đầu ra của đối tượng giáo viên là THCS. Tổng số tín chỉ nhóm này được đề xuất tối thiểu là 135 tín chỉ.

"Con gà có trước hay quả trứng có trước"

Nhiều ý kiến tại hội thảo không đồng tình với vấn đề cấp bằng cao đẳng cho những SV học đủ tín chỉ ra dạy THCS. Ông Lê Tự Hải - Trưởng khoa Hóa ĐH SP Đà Nẵng cho rằng: "Đào tạo giáo viên THCS phải có chương trình riêng, đi từ đầu đến cuối. Không thể đang đi một chương trình, đến nửa đường dừng lại được. Bên cạnh đó, trao quyền lựa chọn cho người học cũng gây hiệu ứng tâm lý không tốt đối với sinh viên. Nhiều em nghĩ rằng, học không được thì dừng lại, xuống dạy THCS".

Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Quang Sơn - Trường ĐH SP Đà Nẵng, cũng không đồng ý trên con đường đào tạo giáo viên THPT lại cắt khúc để cho ra giáo viên THCS bởi đây là hai việc khác nhau, không thể chung được.

"Muốn đào tạo giáo viên một số môn mới tích hợp ở THCS thì cần phải xây dựng chương trình đào tạo mới. Trong điều kiện kinh tế khó khăn thì thời gian đào tạo sư phạm 4 năm là phù hợp. Tuy nhiên, đào tạo giáo viên phải có 3 khúc, khúc 1 là đào tạo trường học, khúc 2 là nhập nghề (dạy thực tập ở các trường) và khúc 3 bồi dưỡng chuyên môn" - ông Sơn cho hay.

Ví dụ về chương trình dạy học hiện nay, GS Đỗ Đức Thái - Trưởng khoa Toán trường ĐH SP HN cho rằng: "Quyển sách giáo khoa toán ở phổ thông hiện nay quá mỏng là một "thảm họa". Việc quá mỏng ấy, trong giới chuyên môn với nhau nói rằng đó là đánh lừa thiên hạ. Ở trong đấy không có cơ hội tạo ra môi trường trải nghiệm hình thành và kiến tạo kiến thức. Con tôi đang học lớp 6, tôi biết rất rõ, trong vòng 1 tiết lên lớp (45 phút), cô giáo phải dạy cái gì? Cụ thể, dạy mặt phẳng tọa độ, cách xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ, cho 1 điểm đi 2 tọa độ, cho 2 tọa độ tìm ra điểm, đồ thị hàm số... những khái niệm khó như thế, tôi dạy con tôi toát mồ hôi, mất 1 tiếng đồng hồ mà chỉ có 1 thầy, 1 trò. Tôi là giáo sư nhưng cũng là một thợ đứng lớp nổi tiếng về luyện thi mà tôi còn phải mất 1 tiếng đồng hồ để giải bài toán lớp 6. Thế nên, chúng ta đừng nghĩ là chúng ta có ít giờ là tốt, ít đến mức vừa phải thôi. Nếu chúng ta cắt tín chỉ đi nhiều quá, chúng ta không làm việc được".

Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, ĐH SP - ĐH Huế chia sẻ: "Mục đích của các trường đại học sư phạm là đào tạo giáo viên cho các trường phổ thông, vì vậy khi xây dựng chương trình phải có hình bóng, cấu trúc của chương trình phổ thông. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có chương trình sách giáo khoa, cấu trúc năng lực và chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông thì mới có thể tạo ra một mô hình đào tạo sư phạm. Vấn đề cần đặt ra hiện nay đúng là "Con gà có trước hay quả trứng có trước". Do vậy, đề án đổi mới đào tạo trong các trường sư phạm cần phải dài hơi hơn, phải có điểm nhìn vượt thời gian, phát hiện được xu hướng phát triển theo hướng phân hóa, tích hợp, đặt người học làm trung tâm".

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, xây dựng chương trình đào tạo là quyền của các trường sư phạm, Bộ chỉ làm chức năng định hướng trong công tác này.

Ông Hiển yêu cầu đặt ra cho xây dựng chương trình đào tạo trong các trường sư phạm là phải đáp ứng tính linh hoạt và mang hướng mở; trong đó lại phải vừa mang tính tích hợp cao, vừa phân hóa; Đồng thời chương trình cũng phải đáp ứng liên thông cả CĐ và ĐH.

"Sản phẩm của chương trình là người giáo viên phải đạt chuẩn nghề nghiệp. Giáo viên đào tạo theo chương trình đã được đổi mới không phải chỉ dạy 1 chương trình mà phải có năng lực dạy học tích hợp, phân hóa, dạy được nhiều chương trình theo yêu cầu của thực tiễn giáo dục trong suốt sự nghiệp của mình" - Thứ trưởng Hiển chia sẻ.

Hồng Hạnh

 

 
 

Trang 9 trong tổng số 30

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2182393
Hiện có 96 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.