Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!
Tin hoạt động

CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 1 TỔ CHỨC HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG.TẠI TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON

Tin tức - Tin hoạt động

CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 1 TỔ CHỨC HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON.

Sáng ngày 07 tháng 04 năm 2016, cụm chuyên môn số một đã tổ chức Hội thảo chuyên đề môn lịch sử với chủ đề  Góp phần nâng cao nhận thức lịch sử địa phương cho học sinh qua bài dạy: “ Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)”; tại trường PTDTBT THCS Trà Don. Đến dự có các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn lịch sử tại 4 trường PTDTBT THCS Trà Don, THCS Trà Mai, THCS Trà Vinh, THCS Trà Vân

   Tiết dạy chuyên đề này với nội dung Lịch sử địa phương – căn cứ Nước Là và Mật Khu Đổ Xá đến nay đã giúp học sinh thêm hiểu, thêm tự hào, yêu quí hơn nữa về quê hương Nam Trà My cũng như căn cứ khu ủy Khu V.

   Với lòng say mê, yêu thích môn học Lịch sử, các bạn học sinh lớp 9/1 đã  tự tìm hiểu,  nghiên cứu trước nội dung bài học, cùng nhau chuẩn bị, sưu tầm tư liệu để tiết học càng thêm thú vị.

   Sau tiết chuyên đề này, Thầy Nguyễn Hữu Đồng cùng các thầy cô giáo đã có buổi họp chuyên môn để cùng nhau góp ý, tìm ra phương hướng để dạy các bài lịch sử địa phương. Tiết dạy đã nhận được sự đánh giá cao của các thầy cô đến dự.

Một số hình ảnh của chuyên đề lịch sử địa phương.

chuyen de lich su

 

chuyen de ls

                                                                                                        Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 

 

Người Việt Nam vẫn đang ‘chết trên đống thuốc’

Tin tức - Tin hoạt động

"Người VN chết trên đống thuốc", tuyên bố ấy của một nhà khoa học chưa bao giờ cũ. Trong cơn phẫn nộ xã hội về chất lượng sống, "đống thuốc"của người Việt vẫn đang mục rữa hoặc để người TQ dùng.

Thuốc Nam cho người Tàu

Quãng năm 2008, thương lái Trung Quốc thực hiện một “chiến dịch” thu mua cây chè rừng hoa vàng với số lượng lớn. Ban đầu là hoa được mua với giá cao, sau đó là cả cây. Bà con các vùng núi phía Bắc đổ xô đi săn tìm cây giống này.

“Gần như tuyệt chủng” – anh Đỗ Hoàng, một người kinh doanh các sản phẩm từ các cây thuốc Nam ở Hà Nội nói về cây chè rừng hoa vàng ở giai đoạn đó. Anh mô tả những cây chè được vun thành đống lớn, chờ thối rữa ở sân các Ủy ban xã vì thương lái Trung Quốc đã “mất hút”, bỏ lại khoản đặt cọc nhỏ, còn bà con thì đã gần như tuyệt diệt giống cây này vì món nợ bày ra trước mắt.

Chè rừng hoa vàng (danh pháp Camellia chrysantha) hiện đang được xếp vào nhóm giống cây “dễ bị tổn thương” (VU), mức độ nghiêm trọng thứ 4 trên 8 thang bảo vệ bởi sự săn tìm thái quá của con người. Giống cây này vốn đã hiếm, chỉ tồn tại ở 3 địa phương trên toàn thế giới là tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và hai tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Nhờ ơn của chiến dịch tìm-diệt diễn ra trong thập kỷ trước, vị thuốc nam quý giá này giờ hiếm và đắt như… vàng. Có nơi, người ta bán cả chục triệu đồng một cân khô.

 anh 3

Bồ kết, bồ hòn hai loại thảo dược truyền thống đang dần biến mất.

Những chiến dịch tìm – diệt mà thương lái Trung Quốc “phối hợp” với sự thiếu hiểu biết của đồng bào thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc đã diễn ra trong suốt gần 3 thập kỷ qua. Theo trí nhớ của anh Hoàng, thì mọi chuyện bắt đầu với cây nấm linh chi mọc trên cây lim xanh. 25 năm trước người Trung Quốc bắt đầu đem tiền sang thu mua những cây nấm mọc trên cây lim xanh. Gỗ lim độc, người đồng bào quan niệm, nên nấm trên cây lim làm sao ăn được, hẳn là sẽ được người Tàu chế biến làm thuốc độc. Đồng bào ồ ạt đi vào rừng thu hái. Phải đến tận vài năm gần đây, các nhà sản xuất thuốc Nam mới giật mình nhận ra rằng đó là một trong những loại nấm linh chi quý hiếm bậc nhất.

anh 2 

Chè hoa vàng hiện đang được xếp vào nhóm giống cây "dễ bị tổn thương".

Bây giờ hễ cứ người Trung Quốc sang mua thứ gì, là anh Hoàng cũng mua theo. Anh mua về để cứu giống cây ấy, đề phòng nó bị tuyệt chủng. Cho dù nhiều khi, bản thân anh Hoàng cũng không biết rằng giống cây này có tác dụng gì. Ở Việt Nam, cái gọi là “rừng vàng” chưa bao giờ được nghiên cứu đầy đủ. Rất nhiều giống cây thuốc quý, bài thuốc quý của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn đang được duy trì bằng hình thức truyền miệng và có thể biến mất bất cứ lúc nào, một phần bởi chính các thầy lang địa phương không còn người kế thừa, một phần bởi những người phương Bắc: họ hiểu được giá trị của rất nhiều loại thuốc trong “rừng vàng” hơn chính chủ nhân của nó.

Rất nhiều lần, người Trung Quốc đã thực hiện những chiến dịch thu mua ồ ạt những sản vật “lạ” tại nước ta. Lúc thì tổ ong đất, lúc thì đỉa, khi thì cây chè hoa vàng hoặc cây ngâu… Những lúc như thế, cả báo chí và người dân chỉ biết ngơ ngác, “không biết họ mua về làm gì với giá cao thế”, rồi để ra đủ thứ thuyết âm mưu. Ít có lần nào, thấy sự vào cuộc của các nhà khoa học, để tìm hiểu rằng các loại lâm sản, nông sản ấy thực sự có giá trị gì. Hẳn nhiều người vẫn chưa quên rằng, đã có lần, người ra phát hiện ra một giống sâm rất quý ở vùng núi phía Bắc, có bằng chứng lâm sàng cho thấy hiệu quả với việc điều trị ung thư. Đến khi lên tìm lại, mới biết là thương lái Trung Quốc đã sang nhờ đồng bào đi “đào củ khoai đất” với giá vài trăm nghìn đồng/kg từ nhiều năm trước, tuyệt diệt giống cây này.

Người Việt Nam chết trên cây thuốc

Mặc dù đã đóng gói cây nấm linh chi mà “người Tàu mua” thành dược phẩm để bán và hiểu được phần nào giá trị dược tính của nó, nhưng đến giờ anh Đỗ Hoàng cũng chưa hiểu được tại sao người Trung Quốc lại chỉ thu mua cây nấm mọc trên gỗ lim xanh. Thiếu những nghiên cứu khoa học quy mô, rừng Việt Nam trở lên bí ẩn với chính người Việt Nam.

Những người giữ rừng hiểu chúng hơn ai hết: Đó là các đồng bào dân tộc thiểu số với lượng kiến thức khổng lồ về cây cỏ và dược tính của chúng. Nhưng những kiến thức ấy cũng có nguy cơ biến mất cùng những thầy lang địa phương.

Bốn, năm triệu một tháng, là số tiền mà công ty VietHerb, một công ty nhỏ chuyên về thuốc Nam tại Hà Nội, trả cho các thầy lang ở Lạng Sơn để họ duy trì việc trồng và chế các bài thuốc gia truyền của mình. Số tiền ấy quá nhỏ để “đảm bảo an toàn” cho tương lai của các bài thuốc.

Thuốc – hay rộng hơn là dược liệu từ rừng – theo quan niệm của những thầy lang vùng núi, phải được trồng như nó vốn là. Tức là cây ở đâu thì phải ở đấy, hoang dại, nằm trong một hệ sinh thái tự nhiên, dưới các tán cây rừng khác.

Có dạo, thương lái Trung Quốc sang “đầu tư” vào củ đinh lăng. Củ đinh lăng thế là trở thành một thứ mốt ở khắp các vùng phía Bắc, với đủ loại dược tính được lưu truyền. Đi trên dọc đường Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, rất dễ dàng nhìn thấy những người nông dân lam lũ không biết đã đạp xe từ đâu ra, chở theo mấy củ màu nâu còn bám đầy đất cát, với tấm biển nguệch ngoạc “CỦ ĐINH LĂNG” mong kiếm chút tiền. Dạo ấy, nhiều người cũng đầu tư trồng cây đinh lăng. Nhưng cây đinh lăng được bón thuốc kích thích cho ra rễ từ trong hom, rồi mới cắm xuống đất chẳng bao lâu thì thu hoạch. “Chẳng cần nói cũng biết dược tính không có bao nhiêu” - anh Hoàng hơi gắt. Cây đinh lăng phải trồng nhiều năm, trồng tự nhiên ở nơi mà nó vốn sinh trưởng, thì mới giữ được dược tính. Quan niệm của những người giữ cây thuốc Nam vùng cao là như thế. Mà muốn giữ như thế, thì bản thân bài thuốc phải sống được, thầy lang phải sống được, thì mới có vườn cây dưới tán rừng. Nhưng thị trường cho thứ ấy bây giờ ở đâu ra?

 anh 1

Củ đinh lăng trở thành một thứ mốt ở khắp các vùng phía Bắc.

Chúng ta từng có một nền văn hóa đầy tri thức về những loại thảo dược, từ cái rổ rau thơm dăm bảy loại bày cạnh đĩa lòng, loại nào cũng có dược tính; đến việc tắm giặt với lá bưởi, bồ kết, rau mùi già; cho đến những vị thuốc Nam quý hiếm tới mức… chỉ có người Trung Quốc mới biết. Gọi là “từng có”, bởi bây giờ thứ ấy được duy trì theo tập tính của những người rất cũ. Bao nhiêu người còn gội đầu bằng bồ kết? Quả bồ hòn, thứ xà phòng thiên nhiên giờ chỉ còn tồn tại trong truyền thuyết, cũng đang bên bờ tuyệt chủng. Những thứ đơn giản như thế đã mất đi, và còn rất nhiều những thứ phức tạp hơn, như các vị thuốc, đã vĩnh viễn mất đi. Cùng với chúng, có thể nói là những di sản văn hóa.

Các công ty dược phẩm lớn giờ tung ra rất nhiều dòng “thuốc Nam” nhưng trên thực tế nó đã mất đi giá trị khi được thương mại hóa và bảo tồn.

Trong khi dư luận xã hội cuồng nộ “nói không với hóa chất” trong thực phẩm, thì các chế phẩm chăm sóc sức khỏe của họ lại toàn là hóa chất, từ kem đánh răng đến dầu gội đầu. Triclosan, một chất diệt khuẩn có khả năng gây ung thư, đã từng được tìm thấy trong kem đánh răng Colgate, Close-Up và xà phòng LifeBuoy, và người tiêu dùng buộc phải tin vào lời bảo chứng “tỷ lệ nằm trong ngưỡng an toàn” của các cơ quan chức năng (giống như họ vẫn tin vào “tỷ lệ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau củ Trung Quốc nằm trong ngưỡng an toàn”). Những người làm công việc bảo tồn cây thuốc Nam cảm thấy hơi chua chát: Những thứ hóa chất ấy chưa bao giờ được “xét lại”, trong khi cả một di sản dược liệu đồ sộ của dân tộc đang có nguy cơ mục rữa.

Công ty VietHerb bây giờ đang đóng gói bồ kết và 9 loại thảo dược vào những túi lọc để gội đầu. Dược tính của bồ kết, hương nhu, sả, vỏ bưởi… hẳn tưởng như không cần tranh cãi. Nhưng những thị dân có thể bỏ ra nhiều ngày trời để trồng mấy luống “rau sạch” tự ăn, chứ việc sử dụng lại các loại dược liệu truyền thống này để chăm sóc sức khỏe còn lâu mới trở lại là một văn hóa. Mỗi tháng công ty VietHerb bán được... hơn 2000 gói dược liệu gội đầu này. 4 năm qua, anh Đỗ Hoàng không mang được đồng tiền nào về nhà. Vợ anh nuôi, để níu giữ cái lý tưởng bảo tồn văn hóa thuốc Nam.

Có lẽ, khi nào người Trung Quốc đổ xô đi mua lá bưởi, thì nó mới lại trở thành một thứ mốt.

Có lẽ, khi nào cây mùi già bất ngờ tuyệt chủng trên toàn cõi Việt Nam, thì dược tính của nó mới được nghiên cứu đầy đủ.

Bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng, người từng có rất nhiều công trình gây tiếng vang về cây thuốc Nam tại nước ta, có lần tuyên bố một câu chua chát: “Người Việt Nam ra ngõ gặp cây thuốc nhưng lại chết trên cây thuốc”.

Người Việt Nam biết rằng họ đang sống trên một đống thuốc: nét văn hóa sử dụng thảo dược trong đời sống vẫn chưa bao giờ mất. Người Việt Nam cũng thừa hiểu rằng môi trường sống của họ giờ nhiều độc tố như thế nào. “Ung thư” trở thành một từ khóa ám ảnh, một cái kết được tâm niệm cho lối sống của người Việt bây giờ. Chỉ có điều, giơ khẩu hiệu “thực phẩm sạch” và trồng cây rau mầm trên sân thượng thì tốn ít công sức hơn nhiều so với tìm hiểu về đặc tính của các cây thuốc Nam. Những thứ ấy, không chỉ cần ý thức về văn hóa của cộng đồng, mà còn cần rất nhiều chính sách khoa học.

Và trong khi bài viết này được thực hiện, rất có thể một vị thuốc Nam đã tuyệt chủng đâu đó trên những cánh rừng miền núi phía Bắc.

Tác giả: Đức Hoàng

Nguồn tin: http://www.ngaynay.vn

 
 

HỘI THI CẮM TRẠI NHANH VÀ TRANG TRÍ LÈO TRẠI, KỈ NIỆM 85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN (26/3/1931 – 26/3/2016)

Tin tức - Tin hoạt động

HỘI THI CẮM TRẠI NHANH VÀ TRANG TRÍ LÈO TRẠI, KỈ NIỆM 85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN (26/3/1931 – 26/3/2016)

Lập thành tích chào mừng kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hưởng ứng “Tháng thanh niên năm 2016”, sáng ngày 26/3/2016 trường PTDTBT THCS Trà Don tưng bừng khai mạc Hội thi cắm trại nhanh và trang trí lèo trại và thi múa hát tập thể, NTĐ truyền thống 26/3. Đây là một trong những hoạt động lớn của Đoàn Thanh niên nên được đoàn viên, thanh niên và đội viên trong nhà trường háo hức chờ đón. Trước ngày diễn ra Hội thi, tất cả các em đội viên đều say sưa tập luyện văn nghệ, làm báo ảnh, chuẩn bị các vật dụng để trang trí trại, dự kiến người tham gia các trò chơi nhỏ và tập NTĐ, MHTT

Sau diễn văn khai mạc của thầy Võ Đăng Chín – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. Lần lượt diễn ra các nội dung thi: Chấm lèo trại, trang trí lèo, thi múa hát tập thể, NTĐ, nấu cơm nếp, đập bong bóng nước...

Đến với Hội trại lần này, các em được tham gia thi nhiều nội dung hấp dẫn. Mong chờ nhất là phần thi “Nấu cơm nếp” một phần thi mang bản sắc ẩm thực của người Xê đăng và tìm hiểu về người anh hùng Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc. Hoạt động này chính là để tri ân những anh hùng lứa tuổi 20 huyền thoại – đó là những con người rất trẻ, đầy nhiệt huyết, đầy yêu thương, chiến đấu cho lí tưởng sống vì quê hương, đất nước.

Hội thi vừa ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc vừa để phát huy tính xung kích, đoàn kết cũng như tạo được sân chơi lành mạnh cho các em học sinh, Đoàn trường còn tổ chức các trò chơi vận động như Đập bong bóng nước, nấu cơm nếp... Mỗi chi đội có một thế mạnh riêng, chiến thuật riêng với sự giúp sức nhiệt tình của thầy cô giáo và sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả đã tạo nên nhiều kỉ niệm đẹp cho các em tham gia Hội trại, nhất là những học sinh cuối cấp. Ghi nhận một quá trình học tập, rèn luyện và phấn đấu suốt 4 năm học, vào dịp này BCH Chi đoàn nhà trường cũng tổ chức kết nạp Đoàn cho 10 học sinh ưu tú của lớp 9. Đây là một ngày đặc biệt của các em, đánh dấu một bước trưởng thành về nhận thức, tư tưởng.  

Đến 17h00, tiếng vỗ tay và reo hò không ngớt vang lên trong phần tổng kết Hội trại. Các chi đội vỡ òa trong niềm vui khi nghe tên mình được xướng lên theo từng giải thưởng. Kết quả: giải I là chi đội Nguyễn Thị Minh Khai, giải nhì chi đội Lê Văn Tám, giải ba chi đội Lý Tự Trọng. Hội trại đã kết thúc thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy đoàn viên, thanh niên tham gia giao lưu học hỏi, rèn luyện kĩ năng tổ chức, kĩ năng hoạt động trại và sinh hoạt tập thể để công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhà trường ngày càng vững mạnh.

 Một số hình ảnh của Hội trại:

trai 26-3

 

 

trai 26.48

 

 

 

trai 26.367

trai 26.35

 

 

 

trai 26.32

                                                                                                                                                                     Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 
 

Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức khai mạc Hội thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2015-2016.

Tin tức - Tin hoạt động

Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức khai mạc Hội thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2015-2016.

Sáng ngày 05/3/2016, Tại Trường PTDTBT THCS Trà Don, hội đồng coi thi trường PTDTBT THCS Trà Don đã tổ chức khai mạc kỳ thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2015 - 2016. Tham dự khai mạc kì thi có thầy Võ Đăng Chín, bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường, thầy Nguyễn Mạnh, phó hiệu trưởng, thầy Nguyễn Nguyên Bá, Chủ tịch Công đoàn trường và các thầy cô giáo trong Hội đồng coi thi; các thầy cô giáo làm công tác giám thị và các em học sinh giỏi của 4 khối lớp 6/7/8/9 của trường PTDTBT THCS Trà Don đã về dự

hsg1

                                   Thầy Võ Đăng Chín, bí tthư chi bộ hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc Hội thi

Kỳ thi năm nay có 66 học sinh đến từ 4 khối lớp 6/7/8/9, với 5 môn thi: Toán học, Hoá học, Sinh học, Ngữ Văn, Tiếng anh. Đây là những học sinh đã có thành tích học tập giỏi, khá ở học kỳ I năm học 2015-2016. Kỳ thi này được tổ chức hàng năm không chỉ tạo cơ hội để các em học sinh thể hiện trình độ, năng lực, mà còn góp phần đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt trong các nhà trường. Đồng thời cũng là dịp để trường đánh giá công tác phù đạo, bồi dưỡng của giáo viên và chất lượng giảng dạy giáo viên, học tập của học sinh, phát hiện, bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh để tham gia Hội thi học sinh giỏi cấp huyện trong thời gian tới.

hsg 2

                                         Ảnh quang cảnh khai mạc Hội thihsg3

hsg4

                                        Ảnh học sinh làm bài thi

                                                                                                          Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 

 

 

 

 
 

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON TỔ CHỨC SINH HOẠT GIAO LƯU NHÂN KỈ NIỆM 106 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÀ 1976 NĂM NGÀY KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG.

Tin tức - Tin hoạt động

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON TỔ CHỨC SINH HOẠT GIAO LƯU NHÂN KỈ NIỆM 106 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÀ 1976 NĂM NGÀY KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG.

Trong không khí  cả nước vui tươi phấn khởi chào mừng sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kỉ niệm 106 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910- 8/3/2016) và 1976 năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng; chiều ngày 05/03/2016 được sự nhất trí của Chi bộ, chính quyền trường PTDTBT THCS Trà Don, Công đoàn trường tổ chức Sinh hoạt giao lưu 8/3.

                Đến dự với buổi sinh hoạt, giao lưu có sự hiện diện của thầy Võ Đăng Chín, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường; thầy Nguyễn Mạnh, Phó hiệu trưởng; thầy Nguyễn Nguyên Bá, Chủ tịch Công đoàn trường cùng dâu rể và tất cả giáo viên, nhân viên toàn trường.

Mở đầu là phần thi cắm hoa rừng giữa các tổ Công đoàn với chủ đề chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ. Sự sáng tạo, khéo léo, nhanh nhẹn và tỉ mỉ  được các chị em nữ  thể hiện trong từng động tác cắm hoa. Những đóa hoa rừng, mộc mạc, đơn sơ, gần gũi qua bàn tay người phụ nữ bỗng trở nên hài hòa và đầy sức quyến rũ. Phần thuyết trình đã gây ấn tượng mạnh với Ban giám khảo bởi sự trả lời thông minh, khả năng trình bày lưu loát, ý nghĩa của các thí sinh. Ngay sau đó, phần thi bóng chuyền giữa các tổ cũng diễn ra hết sức gây cấn, hấp dẫn. Chung cuộc qua hai phần thi, tổ Khoa học Tự nhiên đã xuất sắc đoạt  giải Nhất, tổ Khoa học-Xã hội giành giải Nhì, tổ Văn Phòng giải Ba.

Sau các phần thi là chương trình sinh hoạt đặc biệt chào mừng  kỉ niệm 106 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910- 8/3/2016) và 1976 năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tại buổi sinh hoạt này, cô Nguyễn Thị Ngọc, trưởng Ban Nữ công trường ôn lại lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và truyền thống vẻ vang, ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam qua cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Phát biểu tại buổi lễ, thầy Nguyễn Nguyên Bá  thay mặt BCH Công đoàn trường gửi lời chúc mừng tới toàn thể nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhân ngày lễ trọng đại này, đồng thời ghi nhận, biểu dương những nổ lực phấn đấu của chị em đã vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ và đóng góp tích cực vào sự lớn mạnh của nhà trường.

 Tại đây, Công đoàn trường cũng đã dành tặng cho các chị em những đóa hoa tươi thắm và những tình cảm đặc biệt nhất. Ngoài ra, các chị em nữ còn tham gia trò chơi hái hoa dân chủ với những câu hỏi thú vị, đầy tính hài hước, dí dõm. Chương trình kết thúc trong phần sinh hoạt ẩm thực và giao lưu văn nghệ.

Hoạt động tổ chức sinh hoạt giao lưu chào mừng  kỉ niệm 106 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910- 8/3/2016) và 1976 năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng thật sự là một ngày hội lớn trong nhà trường. Đây là hoạt động nhằm tưởng nhớ, tôn vinh những giá trị, vẻ đẹp của người phụ nữ. Hoạt động này thể hiện sự quan tâm của Công đoàn đến đời sống tinh thần của người lao động đặc biệc là các đoàn viên nữ. Đây là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao để các chị em phụ nữ yên tâm công tác và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Một số hình ảnh của buổi sinh hoạt 8/3.8.36

 

8.3

 

8.31

8.32

8.24

 

8.35

 

                                                                                                                 Ảnh, tin bài: Nguyễn Bá

 

 

 

 

 

 

 
 

Trang 25 trong tổng số 40

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2216682
Hiện có 18 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.