Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!

Phát hiện chữ Việt cổ ?

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Ông Đỗ Văn Xuyền - nhà giáo, nhà nghiên cứu tại Việt Trì, Phú Thọ - vừa công bố một số tư liệu tóm lược về chữ Việt cổ mà ông nghiên cứu mấy chục năm qua trong tọa đàm tại Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam chiều 4.5.

chu-viet
Trong buổi trao đổi, ông Xuyền còn đưa ra bản đồ đánh dấu những nơi đã sử dụng bộ chữ này - Ảnh: Quang Hưng

Có nguyên tắc giống chữ La tinh

Theo những nghiên cứu của ông Xuyền, chúng ta từng có riêng bộ chữ Việt cổ, phát triển từ các hình vẽ sơ khai, đến hình tượng đơn giản, phức tạp và cuối cùng là loại chữ Việt cổ tượng thanh. Tuy nhiên, sau đó do bị kẻ thù triệt hạ nên bộ chữ khoa đẩu đầu tiên của người Việt không còn nữa. Sĩ Nhiếp khi đô hộ nước ta đã cố tình xóa bỏ bộ chữ này. Tuy thế nó vẫn còn được tìm thấy ở miền Tây Bắc nước ta trong một số pho sách ông Xuyền đã tiếp cận.

 


Rất nên phục hồi chữ khoa đẩu. Bởi, đi sâu vào vấn đề này có thể mở thêm nhiều cánh cửa quá khứ


Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền


Những ý kiến này được đưa ra dựa trên suy luận của ông từ một số tư liệu. Chẳng hạn, việc Sĩ Nhiếp đã xóa bỏ chữ Việt cổ là kết luận của ông sau khi đọc câu: “Sĩ Nhiếp bắt người Việt học chữ Hán và cấm dùng thứ chữ tượng thanh riêng của mình”. Đây là một câu trích trong tài liệu do Terrien de Couperier đăng trong tạp chí Hoàng gia Anh. Hoặc giả, sau khi phát hiện hàng trăm thầy cô, học trò thời Hùng Vương qua các ngọc phả, nơi thờ tự, ông cho rằng thời Hùng Vương, đất nước ta đã có chữ viết. Nếu không có chữ, chẳng lẽ hệ thống giáo dục lại dạy chay.

Theo ông Xuyền, bộ chữ này không có dấu, có cấu tạo gần giống với hệ chữ Latin, ghi hết được tiếng nói của người Việt cổ. Nhược điểm của nó là nguyên âm luôn thay đổi vị trí song thay đổi có quy luật. Do đó, người học có thể biết cách sử dụng bộ chữ này để đọc, viết sau khoảng thời gian 7-10 ngày. Có cả một hệ thống giáo dục sử dụng bộ chữ cổ từ thời vua Hùng thứ sáu đến thời Hai Bà Trưng. Dấu tích của bộ chữ còn được thấy qua nhiều công trình khảo cổ, tài liệu nghiên cứu, từng nhắc đến chữ khoa đẩu của người Việt… Ông Đỗ Văn Xuyền kỳ vọng: “Rất nên phục hồi chữ khoa đẩu. Bởi, đi sâu vào vấn đề này có thể mở thêm nhiều cánh cửa quá khứ”.

Cần nghiên cứu công phu

Nghiên cứu của ông Xuyền được “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đánh giá là nét bút quan trọng trong việc hoàn chỉnh bức tranh về 5.000 năm văn hiến nước ta. Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này. PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Trinh Nguyễn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2218029
Hiện có 34 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.